Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Vịt bị sưng đầu và ỉa chảy, đó là bệnh gì?

Đó là bệnh dịch tả vịt. Bệnh do siêu vi trùg gây ra cho các loại thuỷ cầm. Bệnh lây lan nhanh và tỉ lệ chết cao 90%, biểu hiện nhanh trong vòng 3-4 ngày.

   *Biểu hiện:

   Vịt uể oải, cánh xoã, đi lại khó khăn, không chịu vận động bơi lội, chỉ nằm bẹp một chổ. Vịt bò ăn, sốt cao, khát nước, da chân mỏ khô, hay chống ỏm xuống đất, sợ ánh sáng. Vịt chãy nuớc mũi, trước trong sau đục như mủ, có khi bít kín cả mũi, mắt bị viêm sưng đầy ghèn làm cho mí mắt dính lại với nhau. Vịt thở khó, kêu không ra tiếng và hoảng sợ. Đầu bị phù thũng, chân liệt, Vịt ỉa ra phân có nhiều nước màu vàng xanh, đôi khi có máu dính bê bệt bên lổ huyệt, rất hôi. Ở con trống dương vật lòi ra và có những vết loét. Vịt mái bị giảm đẻ rõ rệt hoặc ngưng đẻ.

   *Bệnh tích:

   Khi mổ vịt ra thấy rỏ đường tiêu hóa, thực quản, cuống mề, trực tràng và lổ huyệt có những chấm xuất huyết. Vùng dưới da dầu, cổ, ngực bị phù. Gan màu đồng có những hoại tử trắng xuất huyết, túi mật sưng to, lách teo…

   *Phòng và trị bệnh:

   Bệnh không chữa được, Trường hợp đàn vịt mới chớm mắc bệnh vài con thì có thể tiêm dịch tả nhược độc cho toàn đàn. Những con nào đã nhiễm siêu vi trùng thì phát bệnh ngay, còn những con chưa nung bệnh thì có thể kháng được bệnh. Nếu được tiêm vắcxin sớm thì có cứu sống được 90%.

   *Phòng bệnh:

   Định kỳ tiêm vắcxin dịch tả theo lịch: lần 1 vịt con lúc 1-2 tuần tuổi, lần 2 sau 3 tuần, nếu vịt đẻ sau 2 tháng tiêm lần 3 và cứ mỗi tháng tiêm lặp lại.

   Vịt bị bệnh được xử lý kỹ để trán lây lan trong đàn. Vịt cần được nuôi dưỡng chăm sóc tốt để tăng sức chống bệnh. Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ và không để cho những vật truyển bệnh vào trại như chim, chuột, chó, mèo…

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình