Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Điều 38. Điều khoản thi hành

 

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị định này.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì việc theo dõi, giám sát và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị định này./.

11. THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 07/2001/TTLT/BKH-TCTK ngày 1-11-2001 của BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ – TỔNG CỤC THỐNG KÊ

Hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh

Căn cứ Điều 6; Khoản 2, Điều 7; Khoản 1, Điều 8 Luật Doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh;

Căn cứ Nghị định số 03/2000/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

Căn cứ vào các quy định pháp lý về ngành, nghề kinh doanh quy định tại các Luật, Pháp lệnh và Nghị định có liên quan;

Nhằm xử lý một bước những vướng mắc trong công tác đăng ký ngành, nghề kinh doanh và đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, nghề kinh doanh trong nền kinh tế.

Liên tịch Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh như sau:

1. Ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh quy định tại Thông tư này áp dụng cho việc đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể hoạt động theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp).

2. Không đăng ký những ngành, nghề cấm kinh doanh quy định tại Điều 3, Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh được tập hợp tại Phụ lục I Thông tư này.

3. Doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh nhiều ngành, nghề nhưng phải là ngành, nghề có hoạt động kinh doanh. Nếu trong thời hạn một năm mà doanh nghiệp không kinh doanh ngành, nghề đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa ngành, nghề này trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với một doanh nghiệp cụ thể, không được ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cụm từ kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu bản Danh mục ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh để lựa chọn cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đề nghị đăng ký một ngành, nghề kinh doanh mới chưa có trong Danh mục thì một mặt, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký bình thuờng cho doanh nghiệp; mặt khác thực hiện các công việc sau:

- Nếu ngành, nghề mới là nhóm ngành, nghề cấp I mới thì thông báo bằng văn bản với Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê để Liên Bộ có văn bản hướng dẫn.

- Nếu ngành, nghề mới chỉ là những ngành, nghề cụ thể cấp II, III, IV… thì báo cáo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Bộ thống nhất mã số mới cho ngành, nghề đó.

Không được từ chối việc đăng ký ngành, nghề kinh doanh đối với những ngành, nghề kinh doanh không thuộc diện cấp kinh doanh, kể cả những ngành, nghề chưa có trong Danh mục ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan đăng ký kinh doanh phản ánh kịp thời để Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê xử lý hoặc hướng dẫn bổ sung

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình