Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay muốn thành lập một công ty liên doanh giữa bên Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài thì bên Việt Nam phải là một doanh nghiệp. Sau khi có Giấy phép đầu tư thành lập Công ty liên doanh, doanh nghiệp bên Việt Nam đã tập trung vốn vào Công ty liên doanh và không hoạt động gì nữa. Như vậy, có thể giải thể doanh nghiệp bên phía Việt Nam được không?

Theo Điều 2 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ và quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì bên Việt Nam trong công ty liên doanh phải là một doanh nghiệp Việt Nam gồm: doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, công ty trách nhiệm hữư hạn, công ty cổ phần , công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.

Trong suốt thời gian hợp đồng liên doanh còn hiệu lực thì bên Việt Nam luôn luôn phải tồn tại về mặt pháp lý để bảo vệ lợi ích cho bên Việt Nam, là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ kiện, là đầu mối tiếp nhận các lợi ích và thực hiện các nghĩa vụ.

Do vậy, trong mọi trường hợp, không được giải thể doanh nghiệp là bên Việt Nam trong khi công ty liên doanh đang tồn tại về mặt pháp lý. Việc giải thể bên Việt Nam sẽ dẫn đến việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng liên doanh

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình