Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT: Luật Doanh nghiệp
Nhà đầu tư phải lưu ý gì khi đặt tên doanh nghiệp?

 

Tên doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp, được pháp luật bảo hộ thông qua quy định tránh trùng tên, tránh gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký.

Khi đặt tên doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thực hiện đúng quy định tại khoản 1, Điều 24 Luật Doanh nghiệp và các Điều 7, 8 và 9 NĐ 109/2004/NĐ-CP.

Tên doanh nghiệp phải có ít nhất 2 thành tố sau đây:

1. Loại hình doanh nghiệp;

2. Tên riêng.

Tên riêng phải viết được bằng tiếng việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được.

Doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh hay phụ trợ khác để cấu thành tên doanh nghiệp.

Đặc biệt lưu ý, doanh nghiệp không được:

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể có tên bằng tiếng nước ngoài; tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch tương ứng toàn bộ sang tiếng nước ngoài

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình