Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Nông dân thường gọi bệnh phù đầu vịt - thực ra đó là bệnh gì? Phải chăng là bệnh dịch tả vịt? cách phòng trị bệnh ra sao?

Vịt có triệu chứng phù đầu chưa hẳn là bị bệnh dịch tả vịt; mà cần phải xem xét cụ thể từng trường hợp kết hợp với các triệu chứng, bệnh tích đặc biệt khác như sau :

Vịt bị phù đầu kết hợp với triệu chứng viêm niêm mạc mắt và đi phân loãng trắng xanh; bệnh tích xuất huyết ở đường tiêu hoá và bị viêm loét ruột, gan bị xuất huyết ở đường tiêu hoá và bị viêm loét ruột, gan bị xuất huyết hoại tử lấm chấm trắng  hình đinh ghim, màng bao tim tích chất dịch màu vàng và mỡ vành tim xuất huyết thì mới có thể nghi là bệnh dịch tả vịt. Bệnh này không có thuốc đặc trị; chỉ ngừa bằng vaccin dịch tả vịt lúc vịt 3 ngày nhỏ mắt, hoặc nhỏ mũi cho vịt, lúc vịt 3 tuần, 3 tháng tuổi thì tiêm ngừa cho vịt dưới da cổ, da ức, da đùi hoặc màng cánh.

Vịt bị phù  đầu kết hợp với triệu chứng viêm mũi chảy nước, bệnh tích trên túi khí bị vàng đục, có phủ sợi fibrin có thể là bệnh viêm xoang mũi truyền nhiễm do Mycoplasma. Ngừa bệnh cho vịt bằng vaccin Mycoplasma chích cho vịt 1 tháng tuổi và trước khi vịt đẻ; hoặc có thể ngừa bệnh cho vịt bằng kháng sinh Tylosin, Tiamulin, Norfloxacin, Erythromycin kết hợp với vệ sinh chuồng trại thường xuyên thay đổi chất độn chuồng, tránh ẩm mốc, tránh mưa tạt gió lùa.

Vậy làm sao để biết được chính xác đó là bệnh phù đầu?

Bệnh dịch tả (Pescisamatum) là một bệnh truyền nhiễm gây bại huyết, xuất huyết của loài vịt. Bệnh được phát hiện từ  năm 1923 ở Hà Lan, sau đó được phát hiện ở Ấn Độ, Trung Quốc, Bỉ. Ở nước ta bệnh được phát hiện ở Cao Bằng 1962. người chăn nuôi thường gọi bệnh này  là bệnh mắt đỏ và sưng đầu, tỷ lệ chết rất cao (từ 60-80%). Bệnh lây lan ở mọi lứa tuổi như vịt con, vịt lứa, vịt đẻ….

Để biết được đàn vịt đang bị mắc bệnh có phải bị bệnh dịch tả hay không, bà con ta căn cứ vào một số triệu chứng và bệnh tích điển hình sau đây:

Bắt đầu có triệu chứng vịt bỏ ăn, ít vận động, không muốn xuống nước, khi lùa đi ăn thường bị rớt lại đằng sau, sốt cao từ 43-43.50C liên tục 2-3 ngày, nhiều con đứng một chân, đầu rút vào cánh, mí mắt sưng, niêm mạc mắt đỏ, nhiều con hai mí mắt dính lại không nhìn thấy thức ăn do dịch viêm đặc kết thành vẩy che kín mắt.

Nhiều con đầu bị phù lên, bà con thường gọi là bệnh “sưng đầu”, sờ nắn vào thấy mềm như trái chuối chín, hầu và cổ đôi khi cũng bị sưng do tổ chức dưới da bị phù thủng.

Bệnh được 2-3 ngày thấy vịt uống nhiều nước do sốt cao, sau 4 ngày thấy ỉa chảy phân loãng màu trắng xanh, mùi thối khắm, hậu môn dơ dính nhiều phân, sau khi bệnh 5-6 ngày vịt gầy ốm, hai chân liệt, nằm một chỗ, cánh liệt và xệ xuống.

Xác vịt chết gầy ốm, dạ dày tuyến phủ  nhiều dịch nhớt màu trắng xám, khi gạt chất dịch ra, trên bề mặt niêm mạc có xuất huyết màu đỏ, khi bốc lớp vỏ sừng ra thấy những vệt màu sẩm đỏ.

Ở vịt đẻ, mạch máu buồng trứng căn phồng có khi xuất huyết, trứng non méo mó. Trong xoang bụng chứa đầy lòng đỏ do trứng non bị vở. vịt mái đẻ có hiện tượng sụt trứng rỏ rệt, trong vòng 1 tuần mức sụt có thể từ 80% xuống còn 16%.

Tại sao vịt lại mắc bệnh này?

Bệnh này do vi rút Herpes gây nên. Bệnh lây lan qua nhiều đường nhất là đường tiêu hoá khi vịt ăn phải thức ăn, uống nước có nhiễm mầm bệnh. Bệnh có thể lây lan qua da và niêm mạc mắt. trong thực tế khi một bầy vịt bị bệnh, bà con thường đem bán chạy, giết mổ thịt bừa bãi. Các chất thải như phân, máu, ruột, lông …không được sử lí mà trôi theo các nguồn nước, mầm bệnh bám vào rong rêu cỏ và các động vật thủy sinh như tôm, cá, cua… khi bầy vịt khác ăn phải sẽ bị bệnh và phát thành các ổ dịch lớn.

Nguyên nhân thứ hai lây bệnh là gián tiếp qua động vật trung gian như chuột, mèo, chim muông có ăn xác vịt chết rồi chuyển từ nơi này sang nơi khác gây bệnh. Một số trường hợp cán bộ thú y đi chích ngừa, điều trị cho bầy vịt bị bệnh rồi lại chích chữa điều trị cho những bầy khác nhưng dụng cụ giày dép, ống chích không vệ sinh sẽ gây bệnh cho các bầy vịt này

Nếu vịt bị bệnh phù đầu, phải xử lý làm sao?

Khi bà con phát hiện ra đàn vịt của mình đã bị bệnh dịch tả vịt (phù đầu) thì phải xử lý càng sớm càng tốt để có thể cứu vãn được một số con chưa nhiễm bệnh.

Phân đàn vịt thành từng đàn nhỏ, cách ly những con đã có triệu chứng bệnh với những con chưa có triệu chứng bệnh.

Tiêm phòng vaccine đối với những con chưa có triệu chứng bệnh, liều lượng vaccine dịch tả vịt để tiêm phòng cao gấp 1,5 đến 3 lần bình thường.

Bằng phương pháp này sau 3 - 4 ngày vaccine đã có miễn dịch chống lại bệnh dịch tả, những con chưa bị bệnh có thể được cứu sống.

Trường hợp bệnh đã phát ra rầm rộ chết từ 50 - 80% thì không nên tiêm phòng lúc đó vì sẽ không có tác dụng gì.

Làm sao để phòng ngừa được bệnh này?

Để phòng ngừa được bệnh nguy hiểm này, bà con ta cần thực hiện tốt các điều sau:

1. Phòng bệnh bằng Vaccine:

Vaccine phòng dịch tả hiện đang dùng ở các tỉnh phía Nam do phân viện Thú Y Nam Bộ sản xuất. thuốc Văccine nhược độc đông khô 1 hũ 1000 liều, bảo quản ở nhiệt độ lạnh 0-40C (ngăn mát của tủ lạnh). Khi dùng pha với nước muối sinh lí 90/00  và bảo quản trong phích lạnh có nước đá. Chú y khi pha Vaccine chỉ nên dùng nước muối sinh lí 90/00   mà không nên dùng nước cất, nước mua, nước dừa… vì làm ảnh hưởng đến chất lượng Vaccine.

Cách pha và liều dùng: dùng ống chích hút 100cc nước muối sinh lí 90/00   bơm vào hũ thuốc, lắc kỹ sau đó hút ra bơm vào 5 chai nước sinh lí loại 100cc mỗi chai 2cc, lắc kỹ đều. chích mỗi con vịt 0.5cc dưới da sau gáy hoặc dưới da bụng, đùi. Khi chích vaccine nên chích vào lúc sáng sớm hay chiều tối lúc trời râm mát. Chích ngừa Vaccine vào lúc đàn vịt hoàn toàn khoẻ mạnh.

Thực hiện tốt lịch ngừa vaccine như sau vào các thời điểm:

Đối với vịt thịt: 18-20 ngày tuổi chích ngừa vaccine.

Đối với vịt đẻ: 18-20 ngày trước khi vịt rớt hột, sau đó cứ 4 tháng lại chích lại.

Lưu Ý: là thời điểm chích ngừa khi vịt đang rớt hột, nên chích vào buổi sáng khi vịt mới rớt hột xong và phải bắt nhẹ nhàng, tránh xô động nhiều.

2. Phòng bệnh bằng vệ sinh:

không nên chăn thả vịt trên cánh đồng hay trên nguồn nước có dịch bệnh.

Xác vịt bị bệnh tuyệt đối phải sử lí bằng cách chôn sâu, rắc vôi bột nền. tuyệt đối không vứt xác vịt bệnh chết bừa bãi trên cánh đồng, sông ngòi…

Cán bộ thú y phải sử lí dụng cụ tiêm chích tốt, hay rửa giày, dép, quần áo…khi đến chửa trị bầy vịt khác.

Trị bệnh cho vịt bằng vaccine dịch tả

Vaccine dịch tả vịt là Vaccine nhược độc, do vậy ánh sáng mặt trời chiếu vào chai thuốc sẽ làm mất tác dụng của thuốc. do vậy mà thuốc không tạo được miễn dịch cho đàn vịt. khi đàn vịt bị nhiễm bệnh thị bệnh sẽ phát lên và tiêu diệt bầy vịt của bà con.

Việc bảo quản vaccine như trên là tương đối tốt nhưng mắc nhược điểm là bà con không che đậy, bảo quản chai vaccine dịch tả làm cho ánh nắng mặt trời chiếu vào làm hư vaccine. Do vậy khi mua Vaccine, bà con cần bao kín chai Vaccine bằng giấy báo rồi cho vào phích lạnh mang về là tốt nhất.

Rút kinh nghiệm lần trước, lần này sau khi bọc kỹ bên ngoài bằng giấy báo kín, cẩn thận mang về nhà chích cho bầy vịt, nhưng đàn vịt của tôi vẫn bị phù đầu, tôi không hiểu sao nữa. Tại sao như vậy?

Việc bảo quản Vaccine dịch tả như vậy là hoàn toàn đúng. Sai xót làm vịt của bà con bị bệnh phù đầu là do ở một số khâu chích ngừa cho bầy vịt mà bà con ta cần tránh:

Dụng cụ pha Vaccine (ống chích) được khử trùng bằng nấu sôi chưa nguội hẳn mà bà con đã dùng để pha, hút Vaccine. Điều này làm chi virus nhược độc bị tiêu diệt luôn, Vaccine mất hiệu lực bảo vệ đàn vịt. vậy cần phải để dụng cụ pha Vaccine nguội hẳn khi pha Vaccine dịch tả vịt.

Chích ngừa bầy vịt vào lúc trời nắng nóng, ánh sánh mặt trời trực tiếp chiếu vào ống chích có chứa Vaccine làm hư hại Vaccine. Vậy phải chích ngừa cho bầy vịt vào lúc sáng sớm hay chiều tối lúc trời mát.

Vậy những điểm chính khi chích ngừa Vaccine dịch tả là gì?

Khi chích ngừa Vaccine dịch tả vịt, bà con ta cần lưu y một số đặc điểm chính sau:

1. Khi đi mua Vaccine:

Bao kín Vaccine bằng giấy báo để tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào làm hư hại Vaccine.

Giữ Vaccine được bao trong giấy báo trong phích lạnh, không được để ở nhiệt độ thường vì nhiệt độ thường sẽ làm hư hoặc giảm khả năng miễn dịch cho vịt của Vaccine.

2. Khi sử dụng Vaccine:

Chỉ nên pha Vaccine với nước sinh lí 90/00, không nên pha với nước cất, nước dừa…

Sau khi luộc dụng cụ chích ngừa Vaccine, phải để thật nguội mới tiến hành pha chế Vaccine.

Khi chích Vaccine nên chích vào sáng sớm hay chiều tối lúc râm mát. Nếu chích ban ngày thì phải chọn nơi mát, không có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào Vaccine..

Phải chích Vaccine dịch tả vào lúc đàn vịt hoàn toàn khoẻ mạnh, không chích cho đàn vịt yếu, bị bệnh.

Khi bệnh dịch tả vịt đã phát rầm rộ, 50-80% bầy vịt bị nhiểm bệnh thì không nên chích  Vaccine nữa. chỉ nên chích Vaccine cho những đàn vịt mới chớm bị bệnh dịch tả để cứu những vịt chưa bị bệnh

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình