Theo quy định của LDN và Pháp lệnh cán bộ, công chức, thì 2 đối tượng sau không được quyền góp vốn vào công ty TNHH, CTCP và công ty hợp danh:
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước và công quỹ góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Như vậy, công chức chỉ bị hạn chế việc góp vốn kinh doanh trong những ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. Hạn chế này không áp dụng đối với các ngành nghề khác.
Cần phải lưu ý rằng công chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Điều 9 Luật Doanh nghiệp. Do đó, công chức không thể góp vốn vào công ty TNHH bởi vì người góp vốn vào công ty TNHH thì đương nhiên là thành viên Hội đồng thành viên và được coi là người quản lý công ty; công chức chỉ được góp vốn vào công ty cổ phần với tư cách là cổ đông mà không được tham gia Hội đồng quản trị, được góp vốn vào công ty hợp danh với tư cách là thành viên góp vốn.
Đối với trường hợp người chưa thành niên: Luật Doanh nghiệp không cấm người chưa thành niên góp vốn vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, các giao dịch lớn về tài sản của người chưa thành niên phải được thực hiện thông qua người giám hộ theo các quy định từ Điều 67-83 Bộ Luật dân sự. Như vậy, người chưa thành niên không thể trực tiếp góp vốn vào doanh nghiệp mà phải thông qua người giám hộ. Khi đó, người giám hộ là người chịu trách nhiệm và thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc góp vốn. Theo quy định Điều 79 Bộ Luật dân sự, thì việc góp vốn này còn phải được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người giám hộ cư trú |