Luật Doanh nghiệp quy định xử lý phần vốn góp trong các trường hợp trên như sau:
Trường hợp công ty hợp danh có thành viên hợp danh bị chết, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì thành viên đó bị chấm dứt tư cách thành viên.
Đối với công ty TNHH thì:
Nếu thành viên là cá nhân bị chết (hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết) thì người thừa kế có thể trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Nếu không được chấp thuận thì phần vốn góp của thành viên này được công ty mua lại. Trường hợp không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận thừa kế thì công ty phải nộp giá trị phần vốn góp đó vào ngân sách nhà nước.
Nếu thành viên là cá nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên này nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Nếu người giám hộ không được HĐTV chấp thuận thì phần vốn góp của thành viên này được công ty mua lại theo Điều 31 hoặc được chuyển nhượng theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp.
Nếu thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc bị phá sản thì phần vốn góp của thành viên này sẽ được công ty mua lại theo quy định tại Điều 31 hoặc được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp.
Trường hợp trong công ty cổ phần: nếu cổ đông là cá nhân bị chết thì phần vốn góp được giao cho người thừa kế; nếu là tổ chức bị giải thể thì phần vốn góp đó được chuyển nhượng. Trường hợp cổ đông bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ cho cổ đông này |