Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Làm thế nào cho thỏ ít bệnh và mau lớn. Có người nói nước tiểu của thỏ gây bệnh cùi cho người có đúng không?

Kinh nghiệm nuôi thỏ ít bị dịch bệnh và mau lớn, cần lưu ý :

Thỏ nói chung hay thỏ con sau cai sữa nói riêng rất nhạy cảm và bị tác động của việc thay đổi thức ăn, môi trường sống… nếu không thích nghi có thể chết, có khi chết hàng loạt. Nguyên nhân chủ yếu do rối loạn tiêu hoá, bệnh phát sinh do suy dinh dưỡng sau  khi cai sữa. Vì vậy, cai sữa cho thỏ phải quan tâm đến vấn đề thức ăn, nước uống… Trước hết, thức ăn phải giàu đạm, khoán, vitamin, không có trứng giun sán và mầm bệnh… Nên sử dụng các loại lá cây có thân cao cách xa mặt đất như lá chuối, lá sắn dây, đỗ vá, keo đậu (me dại), mơ lông, lá chè tươi (bã chè tươi sau khi pha nước uống, phơi khô cho ăn dần rất tốt)… các loại rau muống, bắp cải, su hào, hạn chế không cho ăn nhiều. Nếu thiếu các loại lá thân có thì phải cho ăn các loại rau, nhưng phải rửa sạch và phơi tái trước khi cho ăn. Các loại rau cỏ, củ quả chứa nhiều nước hơn lá cây, cho thỏ con ăn dễ bị rối loạn tiêu hoá. Các loại rau cỏ mọc gần mặt đất thường dính nấm, mầm bệnh và trứng giun sán … cho thỏ con ăn dễ bị mắc bệnh và chết…

Việc cai sữa thỏ con không đúng thời điểm sẽ rất có hại và gây chết hàng loạt. Nếu không tập cho thỏ con ăn thức ăn rau cỏ lá cây lúc còn bú mẹ thì khi cai sữa thỏ con sẽ ăn ngay rau cỏ lá cây (khác hoàn toàn với sữa mẹ), sẽ ăn ít hoặc bỏ ăn chất dinh dưỡng giảm sút. Đây là nguyên nhân chính thỏ con cai sữa ở tuần đầu chết nhiều hoặc chết hết, nếu không chết thì đàn thỏ cũng còi cọc, phát triển kém… Nếu thỏ giống thì phải loại thải vì năng suất không cao…

- Muốn cai sữa sớm, cần phải tập cho thỏ con biết ăn sớm, khi thỏ con biết nhảy ra từ thùng đẻ, sức ăn của thỏ con sẽ tăng dần, thích nghi dần với thức ăn mới khi sữa được bú ít dần và hết hẳn. Lúc này thỏ mẹ nuôi ở lồng khác, thỏ con vẫn giữ lại lồng cũ và nuôi ở đây 10 – 20 ngày nữa mới xuất bán hay đem nuôi ở lồng khác. Thời gian này thỏ cai sữa cứng cáp hơn, hoàn toàn thích nghi với thức ăn mới khác hẳn với sữa. Cai sữa cho thỏ, là vấn đề then chốt, là bí quyết thành công trong chăn nuôi thỏ.

Thỏ sau cai sữa, giai đoạn 30 – 90 ngày tuổi không nên nhốt nhiều con vào một lồng, thỏ thịt có thể nhốt 4 – 5 con/ngăn (0,3 – 0,4m2), không được nhốt chung thỏ cái với thỏ đực, vì ở tuổi này thỏ đã phát dục, lồng thỏ đực phải xa lồng thỏ cái, không để gần dù là ngăn riêng, nếu không sẽ có hại cho sinh trưởng, phát triển của thỏ do thường xuyên bị kích thích.

Chuồng trại phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát… nếu không, ô nhiễm môi trường (khí CO2, NH3, bụi bẩn…) sẽ không có lợi cho hô hấp, tuần hoàn… thỏ sẽ hoạt động kém…

Có người cho rằng, nước tiểu của thỏ gây bệnh cùi cho người, nhưng thực tế chưa có cơ sở khoa học để chứng minh điều đó. (Nông nghiệp Việt Nam)

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình