Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT: Luật Doanh nghiệp
Các thành viên góp vốn thiếu số trong công ty cổ phần được bảo vệ như thế nào?

 

Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay dổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại; giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề nêu trên.

Mỗi cổ đông đều có quyền được cung cấp các thông tin liên quan đến mình ghi trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10 % số cổ phần phổ thông có quyền xem danh sách cổ đông có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông.

Cổ đông có quyền yêu cầu sửa đổi những thông tin sai lệch hoặc bổ sung những thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất 3 ngày trước ngày khai mạc. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.

Cổ đông có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định). Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy đinh trên, thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 30% số cổ phần có quyền biểu quyết (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định). Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định trên. Thì được triệu tập họp lần thứ 3 trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ hai dự định khai mạc. Trong trường hợp này, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp.

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua.

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua, cổ đông có quyền yêu cầu Tòa án  xem xét và hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau.

+ Trình tự và thủ tục triệu tập họp đại hội đồng cổ đông  không được thực hiện đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

+ Nội dung quyết định vi phạm quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

Các hợp đồng kinh tế, dân sự của công ty với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát, cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần có quyền biểu quyết và với người có liên quan của họ chỉ được ký kết theo quy định sau.

+ Đối với hợp đồng có giá trị lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận trước khi ký. Cổ đông hoặc cổ đông có người có liên quan là bên ký hợp đồng không có quyền biểu quyết.

+ Đối với các hợp đồng có giá rị bằng hoặc nhỏ hơn 20% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty thì phải được Hội đồng quản trị chấp thuận trước khi ký. Thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị có người có liên quan là bên ký hợp đồng không quyền biểu quyết. Trường hợp hợp đồng quy định trên đây được ký mà chưa được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận thì hợp đồng đó vô hiệu và được xử lý theo quy định của pháp luật. Những người gây rhiệt hại cho công ty thì phải bồi thường.

Cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông được tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.

Cổ đông có nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, có quyền .

+ Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có);

+ Yêu cầu triệu tập đại hội đồng cổ đông;

+ Xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông;

+ Các quyền khác quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình