Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Những đối tượng nào được quyền nộp đơn xin yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp?

 

Về nguyên tắc,những người tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp bằng chi phí và lao động của mình(tác giả) hoặc bằng chi phí đầu tư của mình(chủ thuê lao động hoặc người thuê nghiên cứu và triển khai khoa học kỹ thuật) có quyền nộp đơn yêu cầu Nhà nước bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Quyền nộp đơn xin yêu cầu bảo hộ là quyền do pháp luật quy định. Trong trường hợp đối tượng xin đăng ký có đủ các tiêu chuẩn do pháp luật quy định mà cơ quan có thẩm quyền không cấp văn bằng bảo hộ thì người có quyền nộp đơn có quyền khiếu nại. Quyền khiếu nại được quy định chi tiết tại Điều 27 Nghị định 63/CP ngày 24-10-1996. Cơ quan cấp cao nhất có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và môi trường. Bên cạnh đó người nộp đơn còn có quyền khởi kiện tại tòa hành chính, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục sở hữu công nghiệp.

Đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp thì chỉ có cá nhân mới tạo ra chúng, vì đây là những kết quả lao động trí tuệ của cá nhân (tức là một người hoặc một nhóm người). Pháp nhân, doanh nghiệp không thể là tác giả các đối tượng nói trên.

Bên cạnh đó, cũng không ít trường hợp tác giả là người lao động theo quan hệ lao động hoặc theo quan hệ công chức, người làm thuê theo hợp đồng về nghiên cứu triển khai khoa học kỹ thuật và theo hợp đồng lao động. Nếu theo quy chế công chức, hợp đồng về thuê nghiên cứu triển khai khoa học và kỹ thuật không có quy định khác thì chủ thuê lao động, cơ quan chủ quản của công chức, cơ quan thuế nghiên cứu và triển khai có quyền chiếm hữu và có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. Trong trường hợp này chủ sở hữu và tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp là khác nhau. Quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp có thể được chuyển giao cho người khác.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình