Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Phạm vi quyền sử dụng đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp được thể hiện như thế nào?

 

Theo quy định tại Điều 796 – Bộ Luật Dân sự: Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người khác và yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo hộ trong trường hợp quyền sở hữu của mình bị xâm phạm.

Thực ra việc chủ sở hữu sử dụng và chuyển giao quyền sử dụng cho người khác là hình thức sử dụng khác nhau nằm trong quyền độc quyền sử dụng (quyền sử dụng theo nghĩa chủ động). Quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu cũng thuộc phạm trù quyền độc quyền sử dụng nhưng được hiểu theo nghĩa “thụ động”.

Đối với các loại đối tượng khác nhau, thì phạm vi quyền sử dụng cũng khác nhau. Đối với sáng chế và giải pháp hữu ích thì phạm vi quyền sử dụng bao gồm sử dụng các ý tưởng là nội dung của sáng chế, giải pháp hữu ích, sản xuất các sản phẩm được chế tạo theo các ý tưởng đó là lưu thông các sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng cũng như các hoạt động quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm được sản xuất theo sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc cho phép người khác thực hiện hành vi đó. Quyền sử dụng theo nghĩa bị động là việc cấm người khác không được thực hiện các hành vi nói trên.

Đối với kiểu dáng công nghiệp thì phạm vi quyền sử dụng theo nghĩa chủ động bao gồm việc sử dụng, nhân bản trong sản xuất và đưa ra lưu thông các sản phẩm được sản xuất theo kiểu dáng đã được đăng ký, cũng như việc cho người khác thực hiện các hành vi nói trên.

Đối với nhãn hiệu hàng hóa thì phạm vi quyền sử dụng chủ động bao gồm việc sử dụng các nhãn hiệu để gắn lên sản phẩm, dịch vụ cũng như để gắn lên bao bì và dùng các nhãn hiệu để quảng cáo cũng như ghi trên các giấy tờ giao dịch của mình. Quyền sử dụng theo nghĩa bị động là cấm người khác thực hiện các hành vi nói trên đối với một nhãn hiệu giống hoặc tương tự. Đối với nhãn hiệu hàng hóa thì phạm vi bảo hộ còn áp dụng đối với các dấu hiệu tương tự có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa thì người sử dụng hợp pháp chỉ có quyền dùng tên gọi xuất xứ hàng hóa đó để gắn vào sản phẩm và giao dịch gắn vào bao bì và dùng nhãn hiệu đó để quảng cáo, ghi trên giấy tờ giao dịch của mình. Người có quyền sử dụng hợp pháp chỉ có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp, nếu có người không được cấp văn bằng về quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa mà lại sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa đó. Người này không thể yêu cầu người khác cùng được cấp văn bằng chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa chấm dứt hành vi sử dụng của họ.

Về nguyên tắc, quyền sử dụng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa có thể được thừa kế, chuyển giao cho người khác. Riêng sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa thì không được giao cho người khác bằng bất kỳ hình thức nào.

Trong thời hạn văn bằng bảo hộ có hiệu lực, mọi cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác đều có thể sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp của người được bảo hộ mà không cần phải xin phép và không phải trả thù lao, nếu việc sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp không nhằm mục đích kinh doanh. Ý nghĩa của việc bảo hộ sở hữu công nghiệp là việc bảo hộ sự khai thác giá trị thương mại của đối tượng sở hữu công nghiệp vì vậy trong trường hợp đối tượng sở hữu công nghiệp được cá nhân nào đó khai thác sử dụng vào mục đích cá nhân, thì giá trị thương mại của đối tượng bảo hộ không bị tổn hại.

Vấn đề khó nhất ở đây là xác định ranh giới giữa sử dụng vào mục đích nhà nhân và sử dụng vì mục đích thương mại. Thông thường có thể dựa vào các yếu tố sau để phân biệt:

- Có mục đích kiếm lời không?

- Hành vi sử dụng có tính chất lâu dài va lặp lại không?

- Quy mô và mức độ sử dụng như thế nào?

Tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xem việc sử dụng đó có nhằm phục vụ các mục đích cá nhân không. Vượt quá giới hạn mục đích đó thì người có ý định sử dụng phải xin phép (mua lixăng) và phải trả thù lao cho chủ sở hữu. Trong trường hợp sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác vì mục đích kinh doanh mà không xin phép thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Ngoài việc sử dụng vì mục đích cá nhân, Điều 803 Bộ Luật Dân sự còn quy định hai khả năng khác mà việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không phải xin phép và không phải trả thù lao. Trong trường hợp thứ nhất là lưu thông và sử dụng các sản phẩm do chủ sở hữu công nghiệp, người có quyền sử dụng trước, người được chuyển giao quyền sử dụng đã đưa ra thị trường. Thực ra các hành vi sử dụng nói trên không nằm trong phạm vi bảo hộ. Đây là những hành vi sử dụng thứ cấp, dù nó được sử dụng vào mục đích cá nhân hay mục đích kinh doanh thì nó cũng không làm ảnh hưởng đến giá trị thương mại của đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ nên đương nhiên không ai có thể bị cấm thực hiện các hành vi đó được.

Trường hợp thứ hai là trường hợp sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trên các phương tiện giao thông quốc tế. Điều kiện để được sử dụng trong trường hợp này là chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời trên lãnh thổ Việt Nam. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật dân sự được thực hiện thông qua các biện pháp chế tài

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình