Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Khi đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm thì cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện như thế nào?

 

1. Người nào sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác trong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

2. Phạm vi đối tượng người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp rất lớn, có thể là người sản xuất, người lưu thông hoặc người nhập khẩu. Trong nhiều trường hợp có thể nhiều cá nhân, pháp nhân đồng thời bị kiện về việc xâm phạm một đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp người có quyền sử dụng hợp pháp trực tiếp khởi kiện, thì chủ sở hữu có nghĩa vụ phải tham gia tố tụng. Trong trường hợp này người chủ sở hữu đóng vai trò là người có quyền và lợi ích liên quan tham gia phiên tòa.

Một điểm cần lưu ý là quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại chỉ có thể được thực hiện trong một thời gian nhất định sau khi hết thời hiệu khởi kiện, chủ sở hữu hoặc người có quyền hợp pháp chỉ có thể yêu cầu người có hành vi xâm phạm bồi hoàn trên cơ sở các quy định của Bộ Luật Dân sự về hưởng lợi không có căn cứ pháp luật.

3. Trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam chưa có tội danh nào trực tiếp nhằm bảo vệ các đối tượng sở hữu công nghiệp mà chỉ có 2 tội danh bảo vệ gián tiếp các đối tượng sở hữu công nghiệp là Điều 126 - Bộ Luật Hình sự (Tội xâm phạm quyền tác giả, phát minh) và Điều 167 (Tội làm hàng giả - sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa của người khác cũng bị coi là làm hàng giả).

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình