Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Văn hoá mang tính hệ thống và tính gia trị là gì

Tất cả các giá trị văn hoá vật chất hay tinh thần, vật thể hay phi vật thể, dù là sự vật, hiện tượng, hoạt động cụ thể đến đau cũng không thể tách biệt, rời rạc, hỗn độn. Văn hoá bao giờ cũng mang tính hệ thống mật thiết với nhau, tạo thành một hệ thống chặt chẽ.

Văn hoá là lĩnh vực mang tính hệ thống.

     Có thể xem xét các giá trị văn hoá từ gốc độ và phương diện “tịnh - động”, của các nhân tố cấu thành văn hoá. Đó là con người, hoạt động, sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần. Đồng thời, xem xét về phương diện văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể; hoặc văn hoá – văn minh – văn hiến – văn vật mang tính lịch sử, xã hội. Dù ở gồc độ nào, chúng ta cũng đều nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ, có tính hệ thống của tất cả các yếu tố cấu thành nền văn hoá chung.

     Nhược điểm lớn nhất, chung nhất của nhiều định nghĩa văn hoá lâu nay là ở chỗ coi văn hoá như một phép công đơn thuần, một phức hợp của những tri thức bộ phận, chuyên ngành. Định nghĩa văn hoá trong khá nhiều từ điển, tác phẩm nghiên cứu, luận văn, … thường mở đầu bằng câu: “Văn hoá là một tập hơp (hai phức hợp) các giá trị…”, kiểu định nghĩa văn hoá tựa như quan niệm của E.B. Taylor (1871), coi văn hoá là một “ phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo dức, luật pháp, phong tục, cũng như mọi khả năng và thói quen khác…”. Quan niệm đó là sản phẩm tư duy còn hạn chế một thời, do hoàn cảnh lịch sử nghiên cứu khoa học lúc đó, thời kỳ chia tách các khoa học, và văn hoá chưa thành ngành khoa học độc lập ở các nước phương Tây. 

Quan hệ giữa các loại giá trị văn hoá được tổng kết như sau:

GIÁ TRỊ VĂN HOÁ

VĂN HOÁ VẬT THỂ

TĨNH

Sản phẩm vật chất (đồ dùng, công cụ).

ĐỘNG

Con người (chủ thể sáng tạo và vật chức đựng văn hoá

VĂN HOÁ VẬT CHẤT

VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ

Sản phẩm tinh thần (tư tưởng, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, văn học, bí quyết nghề…)

HOẠT ĐỘNG

Tạo sản phẩm vật chất, cấy, trồng, chế tác đồ dùng…)

Tạo sản phẩm tinh thần (viết sách, ca múa, lễ hội, thờ cúng tổ tiên…)

VĂN HOÁ TINH THẦN

    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các giá trị ấy có quan hệ trong và tạo thành hệ thống, có thể tổng hợp thành bảng thống kê:

 

HỆ THỐNG

 

HỆ

THỐNG

GIÁ

TRỊ

Hệ thống gía trị tự nhiên (thường không mang tính văn hoá)

 

 

Hệ thống giá trị nhân tạo (mang tính văn hoá)

Hệ thống giá trị nhân tạo có tính lịch sử / văn hoá .

Hệ thống giá trị nhân tạo không có tính lịch sử.

Hệ thống phi giá trị (không phải là văn hoá

Nguồn: Văn hóa Việt Nam
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình