Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT: Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
Hai bên gia đình đã có tổ chức lễ cưới, có họ hàng bạn bè tham dự, lối xóm đều biết nhưng không làm giấy đăng ký kết hôn thì có được xem là đăng ký kết hôn không?

 Lễ cưới là một nghi lễ theo phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam, nó là chứng minh có việc chung sống hợp pháp của hai người nam nữ. Nhưng chỉ là thoả mãn điều kiện về mặt đạo đức thuần phong mỹ tục, về mặt pháp luật thì chưa được coi là đã đăng ký kết hôn.

Người được coi là đăng ký kết hôn khi việc kết hôn được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo nghi thức pháp luật quy định

Nghi thức kết hôn theo quy định của pháp luật là để đăng ký kết hôn có tổ chức tại UBND cấp xã nơi đăng ký. Nếu các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại quá khó khăn, thì có thể tổ chức lễ đăng ký kết hôn tại bản, làng

Hai bên nam nữ phải có mặt tại lễ đăng ký kết hôn. Đại diện UBND cấp xã hỏi ý kiến lần cuối của hai bên, nếu hai bên vẫn đồng ý kết hôn với nhau thì cán bộ hộ tịch tư pháp mời họ cùng ký tên vào giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký

Kết hôn. Chủ tịch UBND cấp xã ký và trao cho mỗi bên một bản chính giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình