Luật hôn nhân và gia đình công bố ngày 13-01-1960 được áp dụng thống nhất trong cả nước bởi Nghị quyết ngày 02-7-1976 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực thi hành đến ngày 30-01-1987, đả quy định tại Điều 3 và Điều 28 như sau:
- Cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi (Điều 3).
- Khi ly hôn cấm đòi trả của (Điều 28).
Hướng dẫn áp dụng các điều luật này Toà án nhân dân tối cao đã ban hành nhiều văn bản như thông tư số 690/DS ngày 29-4-1960..v.v.. đặt biệt là sau ngày giải phóng hoàn toàn đất nước, Hội nghị tổng kết năm 1979 của ngành Toà án nhân dân, đã tổng kết hướng dẩn như sau:
Trước hết chúng ta phải dứt khoát rằng Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định, khi ly hôn cấm đòi trả của, đó là một điều kiện để đảm bảo thực hiện chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, chúng ta phải chấp hành.
Trong trường hợp khi kết hôn đã có vấn đề sính lễ, nay ly hôn, những thứ còn lại kể cả nữ trang bằng vàng, coi là tài sản chung của vợ chồng và sẻ cùng chia với tài sản khác. Đồ nữ trang có giá trụ nhỏ, có tính chất trang sức, coi là của cá nhân người vợ, không đưa vào khối tài sản chung để chia.
Ngoài ra còn hướng dẩn phân biệt để giải quyết các trường hợp cụ thể như trường hợp vợ chồng chung sống với nhau đã lâu năm và có khối tài sản nhiều; trường hợp vợ chồng chung sống với nhau chưa lâu, tài sản chung không nhiều; trường hợp vợ chồng mới lấy nhau thời gian chung sống rất ngắn vv.
Đến năm 1986, Quốc hội thông qua luật hôn nhân và gia đình mới ngày 29-12-1986, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 03-01-1987 có quy định cấm yêu sách của cải trong việc cưới, hỏi (Điều 4) và công nhận vợ chồng có tài sản chung, tài sản riêng (Điều 14, Điều 16).
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ra nghị quyết số 01/NQ-HĐTB ngày 20-01-1988 hướng dẩn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình, hướng dẩn giải quyết như sau
‘Đồ trang sức mà người vợ hoặc người chồng được cha, mẹ vợ hoặc tặng cho riêng trong ngày cưới là tài sản riêng, nhưng nếu những thứ đó được cho chung cả hai người với tính chất là tạo dựng cho vợ, chồng một số vốn thì coi là tài sản chung khi chia tài sản chung, những trang sức có giá trị không lớn so với tài sản chung thì chia cho người đang sử dụng’ |