Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT: Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
Thế nào là nhà ở hợp pháp? Những người đã có nhà ở hợp pháp tại các thành phố lớn thì có được nhập hộ khẩu về nơi ở hay không?

 

Nhà ở chỉ là một trong những tiêu chuẩn để được đăng ký hộ khẩu chứ không phải là tiêu chuẩn duy nhất. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 51/CP thì nhà ở hợp pháp bao gồm :

1. Nhà ở thuộc quyền sở hữu của người chuyển đến :

a.         Nhà ở có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất ở hoặc nhà xây trên đất ở có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

b.Nhà ở có giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở theo quy định của Pháp luật.

c.Trường hợp nhà ở chưa có một trong các loại giấy tờ quy định tại điểm a, b nêu trên, thì phải có xác nhận của Uy ban nhân dân phường, xã, thị trấn về tình trạng hợp pháp của nhà ở, đất ở.

2. Nhà ở được quyền sử dụng hợp pháp gồm :

a.Nhà ở có hợp đồng thuê nhà của cá nhân với cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng kinh doanh nhà theo quy định của pháp luật.

b.Nhà ở thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có quyết định giao cho cá nhân sử dụng.

3. Nhà ở được chủ nhà có nhà quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này cho thuê hoặc cho ở nhờ. Đối với nhà ở nhờ phải có sự đồng ý bằng văn bản của chua nhà về việc cho nhập hộ khẩu và phải đảm bảo diện tích tối thiểu trên một đầu người theo quy định của Uy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điểm 1, mục A, phần II Thông tư 06 hướng dẫn rõ hơn :

Nhà ở thuộc sở hữu của mình : phải là nhà ở của bản thân người xin nhập hộ khẩu hoặc của một trong những thành viên của hộ gia đình đ1o với đủ các yếu tố của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Xác nhận quyền sở hữu này phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật. Trường hợp nhà chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì phải có giấy thừa kế, cho, tặng, mua, bán nhà ở hoặc các giấy tờ chứng minh đó là nhà tự làm. Những trường hợp này phải có chứng nhận của Uy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.

Nhà ở được quyền sử dụng hợp pháp (là nhà ở không có quyền chiếm hữu và định đoạt) của bản thân người xin nhập hộ khẩu hoặc của một trong những thành viên của hộ gia đình đó được Nhà nước hoặc người khác ký hợp đồng cho thuê để ở. Nhà ở hình thức này phải có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định.

Nhà được chủ hộ đồng ý cho ở nhà hợp pháp của mình phải là nhà thuộc một trong hai trường hợp nói trên. Người đồng ý phải là chủ hộ gia đình hoặc chủ nhà (nếu không có hộ khẩu thường trú tại nơi đó). Sự đồng ý này phải có cam kết bằng văn bản.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý : các loại nhà này, dù có đủ giấy tờ như đã nêu, cũng không giải quyết đăng ký hộ khẩu thường trú vào nhà đó nếu nhà đang có tranh chấp (có đơn khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền đang giải quyết) hoặc nhà nằm trong vùng quy hoạch đã có thông báo phải di chuyển (trừ trường hợp vợ, chồng, con, bố, mẹ đến ở với nhau)

Riêng trường hợp nhà ở do chủ hộ đồng ý cho ở nhà hợp pháp của mình phải bảo đảm đủ diện tích tối thiểu theo quy định của từng địa phương và bảo đảm vệ sinh môi trường.

Những người đã có nhà ở hợp pháp tại các thành phố lớn như các trường hợp nói trên và có đủ các điều kiện khác theo quy định của Nghị định 51/CP thì sẽ được giải quyết để nhập hộ khẩu

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình