Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Hộ tịch là gì? Việc quản lý công tác đăng ký hộ tịch có ý nghĩa như thế nào?

 

“ Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết ”. Do vậy việc quản lý của Nhà nước đối với công tác đăng ký hộ tịch có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với công tác quản lý nhà nước mà còn cả đối với việc bảo hộ các quyền dân sự của công dân.

Trước hết, đối với công tác quản lý nhà nước : Quản lý hộ tịch là công việc thường xuyên của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, là phương tiện hữu hiệu để Nhà nước quản lý dân cư. Thông qua việc đăng ký các thông tin cơ bản của từng cá nhân công dân, Nhà nước sẽ xác định được các mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của từng công dân đồng thời theo dõi được những biến động trong dân cư như tình trạng sinh, tử, kết hôn … để phục vụ cho việc hoạch định các chính sách về kinh tế – xã hội, xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình …

Đối với việc bảo hộ các quyền dân sự của công dân : các quyền dân sự của công dân (nói chung) được quy định trong chương II Bộ luật Dân sự, riêng các quyền dân sự cụ thể của công dân liên quan đến hộ tịch đã được quy định cụ thể trong các điều từ Điều 54 đến Điều 66 Bộ luật Dân sự. Với các nội dung nói trên, việc đăng ký hộ tịch sẽ tạo điều kiện để Nhà nước thừa nhận và bảo hộ các quyền dân sự của công dân và chỉ khi được Nhà nước thừa nhận, những sự kiện “ cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người ” mới có giá trị pháp lý và được Nhà nước bảo hộ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình