Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT: Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
Đăng ký hộ tịch có phải là nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân không? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đăng ký hộ tịch được quy định như thế nào?

 

Về nguyên tắc, các sự kiện : sinh, kết hôn, tử, nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, thay đổi họ tên, chữ đệm, cải chính họ tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh, chết … đều phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 83/1998/NĐ – CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ. Việc đăng ký hộ tịch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chỉ là quyền của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ các quyền Dân sự của mình mà còn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc hỗ trợ cho Nhà nước thực hiện công tác quản lý dân cư khi phát sinh các sự kiện hộ tịch hoặc có những thay đổi về hộ tịch.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đăng ký hộ tịch có nghĩa vụ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch và có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân, tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch, tránh gây phiền hà hoặc tự đặt thêm các thủ tục hành chính rườm rà, trái với quy định của pháp luật về hộ tịch … Những nguyên tắc đăng ký, kiểm tra và xử lý các vi phạm về hộ tịch phải được thực hiện kịp thời, khách quan, chính xác theo quy định tại Nghị định 83/1998/NĐ – CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ và những quy định khác của pháp luật về hộ tịch

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình