Việc quản lý và đăng ký hộ tịch được thực hiện trực tiếp thông qua bộ máy chính quyền các cấp từ cấp tỉnh, thành phố xuống đến cấp quận, huyện và cấp xã, phường. Căn cứ vào phạm vi quản lý của chính quyền các cấp, nhiệm vụ và quyền hạn của Uy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý và đăng ký hộ tịch được Nghị định 83/1998/NĐ – CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ quy định như sau :
Ngoài việc thống nhất quản lý hộ tịch trong địa phương mình, Uy ban nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây :
Chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch theo quy định của Nghị định đối với Uy ban nhân dân các cấp trong địa phương mình.
Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch trong địa phương mình.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch.
Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch của Uy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Uy ban nhân dân cấp huyện).
Đăng ký các sự kiện hộ tịch phát sinh ở địa phương cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Cho phép thay đổi họ tên, chữ đệm, cải chính họ tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh hay xác định lại dân tộc.
Đăng ký quá hạn các sự kiện hộ tịch thuộc thẩm quyền đăng ký của Uy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đăng ký lại các sự kiện hộ tịch do Uy ban nhân dân cấp tỉnh đã đăng ký.
Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc.
Tổng hợp tình hình và báo cáo thống kê các số liệu hộ tịch cho Bộ Tư pháp theo định kỳ sáu tháng và hàng năm.
Lưu giữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch từ Uy ban nhân dân cấp xã chuyển lên và sổ sách, hồ sơ hộ tịch đăng ký tại Uy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đăng ký và quản lý hộ tịch theo thẩm quyền.
Sở Tư pháp là cơ quan được giao nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nói trên |