Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT: Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
Thời hạn đăng ký khai sinh và thẩm quyền đăng ký khai sinh được quy định như thế nào?

 

Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh, không phân biệt sinh ra trong giá thú hoặc ngoài giá thú. Họ của trẻ em được lấy theo họ của người cha hoặc họ của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha mẹ. Trong trường hợp không xác định được người cha thì họ của trẻ sơ sinh được lấy theo họ của người mẹ.

Giấy khai sinh là văn bản pháp lý của Nhà nước xác nhận trẻ em sinh ra được hưởng những quyền do pháp luật quy định. Do việc khai sinh có ý nghĩa xác định thân phận của mỗi người trong xã hội nên về mặt hành chính, Giấy khai sinh được coi như “ Giấy thông hành ” cho trẻ em bước vào cuộc sống (xác lập hộ khẩu, xin đi học v.v…) nên việc khai sinh cho trẻ em vừa sinh ra có ý nghĩa rất quan trọng. Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 83/1998/NĐ – CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày sinh trẻ em, cha, mẹ hoặc người thân thích, người có trách nhiệm phải khai sinh cho trẻ em. Đối với các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thì thời hạn khai sinh cho trẻ em được quy định không quá 60 ngày.

Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em được quy định như sau :

 Việc đăng ký khai sinh được thực hiện tại Uy ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ có hộ khẩu thường trú hoặc nơi trẻ em sinh ra.

 Trong trường hợp người mẹ thường trú ở một nơi, nhưng lại đăng ký khai sinh cho con ở một nơi khác thì Uy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký phải gửi thông báo kèm theo một bản sao Giấy khai sinh cho Uy ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ có hộ khẩu thường trú để nơi này ghi vào Sổ đăng ký khai sinh. Uy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký phải lập một quyển sổ đăng ký khai sinh riêng cho những trường hợp người mẹ có hộ khẩu thường trú ở địa phương khác nhưng lại đăng ký khai sinh ở địa phương mình, không đưa số trẻ em sinh ra trong trường hợp này vào số liệu thống kê số trẻ em sinh của địa phương.

 Trong trường hợp người mẹ không có hộ khẩu thường trú, đã cắt chuyển hộ khẩu tại nơi thường trú cũ, nhưng chưa đủ thủ tục, điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi thực tế đang cư trú, thì việc đăng ký cho trẻ em được thực hiện tại Uy ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình