Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Việc đăng ký khai sinh phải tiến hành theo những thủ tục nào?

 

Người đi khai sinh nộp Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp và xuất trình các giấy tờ sau đây :

 Giấy chứng nhân kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu có).

 Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận đăng ký tạm trú của người mẹ.

 Chứng minh nhân dân của người đến đăng ký khai sinh.

Trong trường hợp không có đủ các giấy tờ nêu trên thì phải có các giấy tờ hợp lệ thay thế; ví dụ trường hợp trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, không có Giấy chứng sinh thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng hoặc của người chỉ huy, người điều khiển phương tiện giao thông, nếu trẻ em đó được sinh ra trên các phươngtiện giao thông.

Khi có đủ các giấy tờ hợp lệ như quy định ở trên, Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp xã ký và cấp ngay một bản chính Giấy khai sinh cho trẻ em, cán bộ hộ tịch tư pháp ghi vào Sổ đăng ký khai sinh. Bản sao và số lượng bản sao giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh. Người đi khai sinh có trách nhiệm nộp lệ phí khai sinh theo quy định chung.

Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, phần khai sinh về cha mẹ khi chưa xác định được thì trong giấy khai sinh và trong Sổ đăng ký khai sinh để trống. Nếu có người nhận làm cha, mẹ của trẻ em thì căn cứ vào quyết định công nhận việc cha mẹ nhận con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Uy ban nhân dân cấp xã sẽ ghi tên của người được công nhận là cha mẹ vào phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh và trong Sổ đăng ký khai sinh của người con.

Người làm chứng là người chứng kiến việc trẻ em sinh ra bên ngoài cơ sở y tế, giấy xác nhận của người làm chứng về việc chứng kiến trẻ em sinh ra bên ngoài cơ sở y tế có giá trị như Giấy chứng sinh do cơ sở y tế cấp nên pháp luật quy định người làm chứng phải có đầy đủ những điều kiện sau đây :

 Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

 Biết rõ sự việc liên quan đến việc làm chứng.

 Không có quyền, lợi ích đến việc làm chứng.

Người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung mà họ đã làm chứng.

Những giấy tờ có được do hành vi làm chứng sai sự thực sẽ bị thu hồi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình