Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT: Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
Trẻ em bị bỏ rơi hoặc trẻ em sinh ra rồi mới chết có được đăng ký khai sinh không? Nếu được đăng ký khai sinh thì thủ tục tiến hành như thế nào?

 

Trẻ em sinh ra sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh theo quy định chung như đối với trẻ em sinh ra và sống bình thường. Trường hợp chết trước khi sinh (chết lưu) hoặc sống chưa được 24 giờ sau khi sinh ra thì không phải đăng ký khai sinh.

Người phát hiện thấy trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ em cùng với quần áo, đồ vật thấy ở trẻ sơ sinh và báo ngay cho Uy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cơ sở nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Uy ban nhân dân cấp xã tìm người hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ em đó.

Uy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cơ sở nơi có trẻ sơ sinh bị bỏ rơi phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em đó. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nếu không tìm được cha mẹ đẻ thì cá nhân hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng phải khai sinh cho trẻ em đó tại Uy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.

Khi khai sinh cho trẻ em, người đi khai sinh phải nộp biên bản xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và xuất trình Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.

Về ngày sinh và nơi sinh của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh thì ngày phát hiện trẻ em bị bỏ rơi được coi là ngày sinh, nơi sinh được coi là nơi lập biên bản xác nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Phần khai về cha, mẹ của trẻ em trong Giấy khai sinh và trong Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của Uy ban nhân dân cấp xã, cán bộ hộ tịch tư pháp ghi tên của người được công nhận là cha, mẹ nuôi vào phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi, nhưng phần ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “ cha, mẹ nuôi ”. Nội dung ghi chú này phải được đảm bảo bí mật tuyệt đối, chỉ những người có thẩm quyền mới được quyền khai thác và sử dụng thông tin này

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình