Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 và Điều 64 Bộ luật Dân sự thì trẻ sơ sinh nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử; nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải khai sinh và khai tử; đối với người chết có nghi vấn thì người phát hiện người chết, chủ nhà hoặc người thân thích, cơ quan, tổ chức nơi có người chết phải báo ngay cho Công an cơ sở gần nhất và chỉ được mai táng khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký khai tử đối với người chết có nghi vấn được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Những quy định mang tính nguyên tắc nói trên của Bộ luật Dân sự được Nghị định 83/1998/NĐ – CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết như sau :
Đối với những trường hợp trẻ em sinh ra rồi mới chết : trẻ em sinh ra mà sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết thì vừa phải đăng ký khai sinh, vừa phải đăng ký khai tử, nếu chết trước khi sinh (chết lưu) hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải đăng ký khai tử.
Đối với những trường hợp người chết có nghi vấn : Uy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chỉ đăng ký khai tử và cấp giấy phép mai táng sau khi đã có văn bản xác nhận nguyên nhân chết của cơ quan Công an cấp có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây :
Chết đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
Chết do tai nạn.
Chết do bị giết, do tự tử hoặc nghi là bị giết, bị bức tử.
Người chết không rõ tung tích.
Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Người phát hiện người chết có nghi vấn phải báo ngay cho Công an cơ sở nơi gần nhất. Công an cơ sở phải báo ngay lên cơ quan Công an cấp trên có thẩm quyền. Khi nhận được tin báo, cơ quan Công an cấp có thẩm quyền phải tiến hành biện pháp cần thiết để xác định nguyên nhân chết như khám nghiệm và giải phẫu tử thi … để ra văn bản xác định nguyên nhân chết nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Uy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc đăng ký khai tử.
Trong trường hợp chết do bệnh dịch : Uy ban nhân dân cấp xã chỉ đăng ký khai tử và cấp Giấy phép mai táng sau khi đã có ý kiến của cơ quan Y tế có thẩm quyền |