Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT: Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam thường trú tại Việt Nam làm con nuôi cần tiến hành những thủ tục gì?

 

Người xin nhận trẻ em Việt Nam thường trú tại Việt Nam làm con nuôi cần phải làm Đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định gửi Uy ban nhân dân cấp tỉnh. Nếu người đó đang có vợ hoặc có chồng thì trong đơn phải có ý kiến thỏa thuận của vợ hoặc chồng. Kèm theo đơn phải có các giấy tờ sau đây :

 Bản sao giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu hay giấy tờ hợp lệ khác thay thế của người xin nhận con nuôi.

 Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin nhận con nuôi là công dân được cấp chưa quá 6 tháng xác nhận người đó có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó, và việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được công nhận ở nước đó.

 Giấy xác nhận của tổ chức y tế được cấp chưa quá 6 tháng xác nhận người đó có sức khỏe, không mắc bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm.

 Giấy xác nhận được cấp chưa quá 6 tháng xác nhận về mức thu nhập hàng năm của người đó đủ bảo đảm việc nuôi dưỡng con nuôi.

 Giấy cam kết theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định về việc hàng năm thông báo cho Bộ Tư pháp và Uy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự, nơi ra Quyết định cho nhận con nuôi về tình trạng phát triển của con nuôi cho đến khi con nuôi đủ 18 tuổi; thông báo này phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi con nuôi thường trú.

 Bản sao giấy khai sinh của trẻ em được xin nhận làm con nuôi.

 Giấy xác nhận của cha mẹ hoặc của người đỡ đầu của trẻ em tự nguyện đồng ý cho trẻ em đó làm con nuôi người nước ngoài; trong trường hợp không có cha mẹ hoặc người đỡ đầu thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người trực tiếp nuôi dưỡng; nếu là trẻ em đang sống trong các cơ sở nuôi dưỡng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng đó. Đối với trẻ em từ 9 tuổi trở lên thì còn phải có văn bản của trẻ em đó đồng ý làm con nuôi người nước ngoài.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại cơ sở Y tế được xin nhận làm con nuôi thì văn bản đồng ý của người đứng đầu cơ sở y tế đó được thay thế Giấy xác nhận của cha mẹ hoặc của người đỡ đầu của trẻ em; người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng …

Các giấy tờ nói trên được lập thành hai bộ hồ sơ và nộp cho Sở Tư pháp. Khi nộp hồ sơ, người nước ngoài phải xuất trình Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ khác thay thế.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Uy ban nhân dân cấp tỉnh Quyết định hoặc không cho người nước ngoài nhận con nuôi; nếu cần thẩm tra thêm thì thời hạn kéo dài không quá 30 ngày.

Trong trường hợp từ chối việc cho người nước ngoài nhận con nuôi, Uy ban nhân dân tỉnh thông báo cho đương sự biết bằng văn bản

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình