Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Da là gì?

Khi nghĩ đến cơ thể, ta nghĩ ngay đến những bộ phận như tim, gan, bộ óc.. Chúng có các nhiệm vụ khác nhau, va luôn luôn chấp hành những nhiệm vụ đó. Nhưng em có biết: da cũng là một “bộ phận” không?

Các khí quan khác chiếm hết sức ít chỗ, nhưng da lại cố gắng dàn trải ra hết mức, hình thành một lớp màng ngoài mỏng bao phủ thân thể. Trong thực tế, lớp màng ngoài này bao phủ một diện tích rộng 20000 m2. Con số kết cấu phức tạp tồn tại tại trên mỗi centimet vuông thật lớn, bao gồm các tuyến mồ hôi, thần kinh v.v…

Da gồm hai lớp tổ chức. Tổ chức của lớp sâu tương đối dày là “chân bì”, tổ chức của lớp trên mặt tương đối mịn là “biểu bì”. Phương thức kết hợp của hai lớp cũng rất đặc biệt. Lớp đáy có rất nhiều “cái đinh ngắn” đâm thẳng vào trong lớp trên, lớp trên lại bọc chặt lấy những “chiếc đinh” đó. Vì những “chiếc đinh” đó sắp xếp thành hình hình xương sống, trên da của chúng ta hình thành một dạng hoa văn nhất định, điều đó thất rất rõ ở một số chỗ da nào đó. Sự thực, cân tay chính là do các sống gáy đó tổ chức thành.

Lớp trên cùng của da tức là biểu bì, không chứa mạch máu, kỳ thực nó bao gồm tất nhiều tế bào đã chết, những tế bào đó đã chuyển hoá thành “chất sừng”. Có thể nói bọc ngoài cơ thể ta toàn là các mảng chất sừng. Điều đó rất hữu dụng cho ta vì chất sừng giúp cho việc bảo vệ thân thể, Chất sừng không có cảm giác, do đó ta không thấy đau, nó còn là chất cách điện tương đối tốt. Nước cũng không có tác dụng với chất sừng.

Những lớp trong cùng của biểu bì lại sống động. Nhiệm vụ ở đây là sản sinh tế bào mới. Tế bào mẹ ở đây đẩy các tế bào mới sinh lên. Không lâu sau, những tế bào mới này chết đi và biến thành chất sừng.

Mỗi ngày phải có hàng triệu triệu tế bào chất sừng của thân thể đã chết ở lớp ngoài cùng và tróc rụng đi. May sao, mỗi ngày thân thể cũng sinh ra số lượng tế bào mới tương tự như vậy da của ta cứ tươi mới mãi.

Trên da có 30 lớp tế bào chất sừng. Mỗi lần rữa mất hoặc xoa mất một lớp tế bào, phía dưới sẽ có một lớp mới. Ta vĩnh viễn không dùng hết những lớp đó, vì luôn có một lớp mới từ dưới nhô lên. Vì thế, ta cần thường xuyên gột bỏ những vết bẩn trên da và giữ cho da được sạch sẽ

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình