Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cấu tạo của mắt như thế nào?

Mắt người giống như chiếc máy ảnh, có cửa sổ nhỏ điều chỉnh để tiện cho tia sáng đi vào (con ngươi); có thấu kính có thể hội tụ tia khúc xạ thành ảnh (thuỷ tinh thể); có phim ảnh nhạy cảm (võng mạc), ghi lại hình ảnh ở trên đó.

Trong con mắt của mỗi người có khoảng 130 triệu tế bào nhạy cảm với ánh sáng. Khi ánh sáng rọi vào các tế bào đó sẽ dẫn đến sự biến đổi hoá học nhanh chóng trong tế bào. Sự biến đổi này gây ra một xung động lên dây thần kinh. Xung động đó chính là một thông tin, nó qua hệ thần kinh thị giác truyền đến vùng thị giác trong não. Não hiểu được hàm ý của thông tin đó, cho nên ta có thể hiểu được tất cả mọi thứ ta nhìn thấy.

Hình dáng con mắt giống như quả cầu, phía trước hơi nhô ra. Chính giữa phần nhô ra có thể nhìn thấy một lỗ nhỏ, gọi là “con ngươi”. Ta thấy nó có màu đen là vì nó mở sang vùng màu đen của nội bộ nhãn cầu. Tia sáng qua con ngươi đến thuỷ tinh thể. Thuỷ tinh thể hội tụ tia sáng ở vùng sau nhãn cầu, hình thành hình ảnh. Ở đây, không phải là phim ảnh (âm bản) trong máy ảnh, mà là một màn phản quang do các tế bào nhạy cảm với ánh sáng tổ chức nên gọi là “võng mạc”.

Vây quanh con người là mống mắt. Hình dáng của mống mắt giống như một vòng bánh mì rán, có màu xanh lam, xanh lục hoặc nâu sẫm. Mống mắt có thể thay đổi to nhỏ cũng giống như vòng lấy ánh sáng trong máy ảnh. Dưới ánh sáng mạnh, có một nhóm cơ bắp nhỏ làm cho mống mắt thu nhỏ lại, con người nhỏ đi để giảm bớt tia sáng đi vào nhãn cầu. Dưới ánh sáng yếu, con ngươi mở to để ánh sáng đi vào nhiều hơn.

Bao bọc toàn bộ bên ngoài nhãn cầu là một lớp màng bọc kiên cố, gọi là “củng mạc”. Lòng trắng mắt chính là một phần của củng mạc. Ở phần phía trước vùng nhãn cầu nhô ra củng mạc trong suốt. Phần này gọi là “giác mạc” Khe hở giữa giác mạc và mống mắt chứa đầy chất lỏng trong suốt gọi là “thuỷ trạng dịch”. Hình dáng của khe hở này giống như cái thấu kính. Kỳ thực, nó chính là thấu kính thể lỏng.

Một thấu kính khác của con mắt ở phía sau con ngươi. Em có thể thấy khi cái thấu kính này (tinh thể) thay đổi hình dạng sẽ xảy ra tình huống gì. Khi em xem vật ở gần, tinh thể mắt em dày lên. Khi em xem vật ở xa, tinh thể mắt em lại mỏng đi

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình