Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bộ xương của chúng ta làm bằng gì?

Bộ xương của người bình thường thì thật là khoẻ đến ngạc nhiên! Chúng ta thường nói: "Bộ xương chắc chắn hơn cái xà nhà đến hai lần", câu nói này không có gì sai.

Bộ xương cần phải khoẻ mạnh, bởi vì nó làm thành một cái giá để đỡ trọng lượng toàn than. Hình dạng và kích thước bộ xương có sự biến đổi rất lớn vì các giống động vật khác nhau. Bộ xương của cá và chim nhỏ thì rất bé, nhưng bộ xương con voi lớn thì có thể nặng tới mấy trăm cân.

Thành phần của tất cả các bộ xương đều giống nhau. Xương là một loại vật chất rắn, màu xám trắng, trong đó 2/3 là vật chất vô cơ, hoặc nói cách khác là chất khoáng, đặc biệt là photphay canxi. Điều này làm cho xương có độ cứng, nhưng đồng thời cũng làm cho xương giòn. 1/3 còn lại trong xương là chất hữu cơ. Điều này làm cho xương có tính dẻo dai, khó bị gãy. Trong một số loại xương, còn có một loại chất béo gọi là tuỷ xương, đây cũng là chất hữu cơ.

Trong xương còn có nước, nhưng tuổi càng cao  thì nước cũng giảm bớt. Cùng với sự giảm thành phần nước và sự  tăng nhanh hấp thu chất xương, xương sẽ trở thành nên dễ gãy và sự liền xương càng chậm hơn.

Thí dụ như xương cánh tay của em bị gãy, cần phải bó cố định lại. Tức là phải cố định chắc xương gãy ở vị trí vốn có để cho đầu gãy không di động nữa. Sau khi xương liền thì em mới có thể sử dụng cánh tay của mình.

Việc xương liền lại dựa vào một loại tế bào rất nhỏ, gọi là tế bào tạo xương. Những tế bào này giúp cho xương sinh trưởng tự nhiên. Những tế bào này giúp cho xương sinh trưởng tự  nhiên. Lại còn một tế bào gọi là tế bào phá hoại xương, chúng phá hoại các tổ chức cũ để giúp cho quá trình sinh trưởng mới. Những quá trình sinh trưởng và phá hoại này tiến hành song song và đồng thời, xảy ra liên tục không ngừng trong xương

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình