Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Răng của chúng ta có giống răng động vật không?

Khi các nhà khoa học khai quật hoá thạch cổ sinh vật hoặc các dị vật khác, nếu tìm được mấy cái răng thì họ hết sức vui mừng. Răng là một đầu mối rất quan trọng có thể mách cho chúng ta ta biết những sinh vật sống ở nơi đó trong quá khứ là những giống nào.

Thí dụ như động vật ăn thịt đều có loại răng để có thể xé con mồi, loài gậm nhấm thì có răng để gặm rễ cây, còn trâu bò cày thì có răng nghiền thức ăn. Răng của mỗi loại động vật – dù là ngựa, trâu bò, chuột, mèo hay chó - đều thích hợp với phương thức sinh hoạt của chúng, với thức ăn của chúng, thậm chí với các tập tính chung của chúng.

Thí dụ như răng của con chuột (hà ly) rất to. Còn răng nanh của chó và mèo đã dài lại nhọn sắc, rất tiện cho chúng săn bắt các con mồi. Những răng hàm  sắc và nhọn của chúng có thể cắn nát cả thịt lẫn xương cùng một lúc.

Răng của sóc có thể nhẹ nhàng và dễ dàng cắn vỡ lớp vỏ cứng của các quả rắn chắc. Ngay đến cả răng của cá cũng thích ứng với thức ăn của chúng. Có giống cá mập răng cửa phù hợp với việc bắt các loài cá khác; có loài cá mập răng tương đối tù, chỉ dùng để ép vỡ vỏ trai ốc. Cá chó khi nuốt mồi thì thì răng quay vào trong rồi sau đó mới giãn thẳng ra. Răng cửa của rắn nghiêng vào trong làm cho mồi không thoát ra được.

Loài người có những dãy răng kiểu hỗn hợp, tức là nhiều chủng loại răng khác nhau sắp xếp chung với nhau.

Các ngành khoa học cho rằng kết cấu răng của loài người chứng tỏ cơ thể người thích ứng với thức ăn hỗn hợp động vật và thực vật

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình