Nếu chúng ta "bỏ qua" một bữa cơm thì nhiều người đều cảm thấy bụng dạ không thoải mái, còn nếu phải nhịn 12 giờ không ăn gì thì thật là khó chịu. Nhưng, có những người có thể "nhịn ăn" một thời gian rất dài.
Có nhiều người kể về kỷ lục nhịn ăn của mình. Nhưng, đại đa số những thí dụ đó đều không có bằng chứng xác nhận về y học, vì thế những kỷ lục này khó làm cho người ta tin tưởng. Thí dụ một phụ nữ Nam Phi lể rằng, bà ta vẫn sống sau 102 ngày không ăn gì, chỉ có uống nước lã và sô đa.
Trong giới sinh vật, khả năng nhịn đói của các giống cũng khác nhau. Thí dụ, con rận ký sinh trên động vật chúng có thể nhịn suốt một năm. Còn sự tiêu hao chất dinh dưỡng trong cơ thể ở động vật máu nóng thì nhanh hơn nhiều.
Sự thực thì ở các động vật càng nhỏ và càng ưa hoạt động, lượng tiêu hao chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể càng nhanh. Một con chim nhỏ trong khoảng năm ngày không được ăn sẽ chết đói, một con chó thì sống được hai mươi ngày. Nhìn chung có thể nói: khi trọng lượng cơ thể của động vật máu nóng giảm khoảng một nửa mức bình thường thì chúng sẽ chết. Vấn đề trọng lượng cơ thể rất quan trọng. Người và các động vật khác đều sống trong trạng thái "cân bằng trao đổi chất". Điều đó có nghĩa là: nếu khi một mặt nào đó bị ảnh hưởng thì cần phải giữ trọng lượng cơ thể bình ổn. Sự điều tiết trọng lượng cơ thể này thông qua các cảm giác miệng khát, đói và thèm ăn để hoàn thành.
Khi trong máu em thiếu chất dinh dưỡng thì sẽ được ghi lại ngay trong trung tâm đói của não, và em sẽ cảm thấy "đói". Thế là thân thể sẽ gào lên, yêu cầu bổ sung nhiên liệu (chất dinh dưỡng). Đây chính là sự thèm ăn của chúng ta, nó thôi thúc chúng ta lựa chọn các hình thức ăn uống cần thiết cho thân thể