Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Chúng ta hô hấp như thế nào?

Tất cả các sinh vật đều cần hô hấp theo một cách nào đó. Động vật đều hô hấp theo cách hút oxy vào. Loài người thì dùng cách hít không khí vào phổi để thu được oxy.

Đối với chúng ta, hô hấp tựa như một việc đơn giản. Chúng ta làm việc này mà thậm chí chẳng buồn nghĩ tới nó. Nhưng hô hấp là một quá trình hết sức phức tạp. Khi một người hô hấp, không khí đi qua một hệ thống đường ống gọi là "đường hô hấp trên" vào trong thân thể. Việc này bắt đầu từ mũi, những hạt nhỏ có hại cho phổi đều bị cản lại ở đây và lọc đi. Mũi còn hâm nóng không khí lên.

Không khí từ mũi đi vòng xuống dưới qua "họng", cũng gọi là yết hầu. Ở đây không khí cần đi qua hai đường ống nhỏ gọi là "khí quản nhánh", mỗi đường thông đến một lá phổi. Phổi là cơ quan có hai lá to và mềm. Xung quanh phổi là một lớp mỏng che chở gọi là "màng ngực".

Tổ chức của phổi có chút giống như bọt biển vì trong phổi có một số "túi khí" (khí nang), đây là chỗ nhận và chứa không khí đi từ "khí quản nhanh". Những chất khí phù hợp được cơ thể sử dụng, những chất khí không cần thiết được thải ra. Những "khí nang" cũng được gọi là "bọt phổi".

Không khí chúng ta hít vào gồm có oxy, nitơ, khí cacbonic (CO2) và hơi nước. Những chất khí nói trên tồn tại ở trong máu với số lượng khác nhau. Khi một lượng không khí mới  được hít vào, lượng oxy trong "bọt phổi" sẽ nhiều hơn trong máu. Do đó  oxy  có thể chui qua các thành mạch máu mỏng (tác dụng mao dẫn) mà đi vào trong máu. Khí CO2 thì từ trong máu đi vào túi khí của phổi rồi bị thở ra.

Tất nhiên, quá trình hô hấp còn phức tạp hơn nhiều, nhưng phần quan trọng nhất của nó - chuyển đổi chất khí, tức là có thể làm cho tất cả các tế bào nhận được oxy và thải hết cacbonic

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình