Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xương bị gãy lành lại như thế nào?

Sức mạnh của xương người không gì sánh nổi, nhưng điều kỳ quặc là nó lại hay gãy! Xương có thể chịu được áp lực gấp 30 lần trọng lượng viên gạch. Xương khoẻ nhất trong thân thể là xương ống chân, nó có thể chịu đựng được áp lực tới 3600 bảng (1600 kg)!

Nhưng, đúng như chúng ta đã biết, do chịu ngoại lực quá mạnh mà gãy xương. Mỗi một kiểu gãy xương đều có tên gọi khác nhau theo các tình huống khác nhau. Thí dụ một xương gãy bộ phận chủ yếu, còn các bộ phận khác chỉ bị cong thì gọi là "Xương gãy không hoàn toàn". Nếu gãy hoàn toàn thì gọi là "Xương gãy tính chất đơn thuần". Nếu xương gãy bị vỡ thành hai mảnh trở lên thì gọi là "Xương gãy có tính chất vỡ vụn". Còn nếu các mảnh xương gãy đâm vào cơ bắp hoặc da thì gọi là "Xương gãy có tính chất phức tạp".

Chữa gãy xương cũng giống đôi chút với việc chữa cái khay trà bị vỡ. Các mãnh vỡ cần phải sắp xếp hết sức khớp với nhau. Những điểm khác nhau lớn nhất ở chỗ là thầy thuốc không cần phải dùng bất kỳ loại keo dán nào. Điều này dựa vào bản thân sự liên kết tổ chức tế bào thực hiện.

Tổ chức xương có một khả năng tự tu sửa hồi phục kỳ diệu. Khi xương bị gãy, xương và tổ chức mềm chung quanh chỗ bị gãy bị tách ra và tổn thương. Một số tổ chức bị thương tổn sẽ bị hoại tử. cả khu vực bao gồm 2 đầu xương gãy và tổ chức mềm trong đó đều được máu đông và dịch limphô gắn chặt lại.

Sau khi xương gãy khoảng mấy giờ, tổ chức tế bào liên kết mới sẽ xuất hiện ngay ở chỗ ngưng đọng này, đó là biện pháp thứ nhất để sửa chữa xương gãy. các tế bào này sinh sôi rất nhanh, đồng thời dần dần lấp đầy chất canxi. Trong thời gian sau khi xương hãy khoảng 72 đến 96 giờ, khối tế bào lớn này hình thành ngay một tổ chức nối tiếp hai đầu xương gãy lại!

Một lượng canxi nhiều hơn sẽ lắng đọng ở tổ chức mới vừa hình thành. Chất canxi này có tác dụng hình thành cương cứng sau cùng, trong thời hạn khoảng vài tháng phát triển thành xương bình thường.

Bó bột thạch cao thường được dùng để bó tứ chi gãy, mục đích la để chỗ gãy không chuyển dịch, đồng thồi làm cho đầu gãy ăn khớp với nhau

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình