Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Vì sao chúng ta có bộ xương?

Bộ xương có hai tác dụng chủ yếu – nâng đỡ thân thể và bảo vê các cơ quan dễ bị tổn hại.

Bộ xương do các xương hợp thành là cái khung làm cho con người đứng thẳng. Khi trẻ em vừa sinh ra, trong bộ xương gồm đầy đủ 270 xương nhỏ c2on mềm. Một người trưởng thành thông thường có 206 xương, bởi vì có một số xương liền với nhau thành một.

Xương ăn khớp với nhau ở khớp, do các dây chằng cố định chắc lại với nhau, dây chằng thì giống như những sợi dây thừng hoặc dây da chắc chắn. Có một số khớp có thể vận động một cách tự so. Thí dụ khi bước đi thì di động hai chân ở khớp háng và khớp đầu gối. Khi ném bóng thì di động xương cánh tay ở khớp vai và khớp cánh tay.

Một số khớp hoàn toàn không thể hoạt động. Ở phía dưới cùng của xương sống thì các xương đã dính liền thành xương chậu, nó đã ngàm chặt bên trong một xương khác, cả hai xương đều không thể hoạt động. các khớp của xương đầu cũng là một khối hoàn chính, chỉ có hàm dưới là ngoại lệ.

Bộ xương bảo vệ những bộ phận như xương hợp sọ chắc chắn bảo vệ bộ não. Khung xương sườn thì bảo vệ cho tim và phổi. Còn xương sống lưng (tức là xương sống tỗng giữa) thì bảo vệ tuỷ sống- sợi dây chính của hệ thống mạng thần kinh. Xương sống là một dãy các xương nhỏ.

Chúng ta rất khó tưởng tưởng rằng xương là một tổ chức sống, nhưng nó đúng như vậy. Khi người còn ít tuổi thì xương luôn phát triển. Thí dụ xương đùi của người từ lúc sơ sinh đến lúc hoàn toàn thành niên dài gấp 3 lần.

Xương dài ra và thô hơn là do nguyên nhân tăng thêm canxi và các chất vô cơ khác bên trong. Hơn nữa vì xương là tổ chức sống nên cần phải hấp thu chất dinh dưỡng. Bên ngoài xương được bọc một lớp vỏ trắng mỏng, bền chắc và chứa rất nhiều mạch máu li ti đưa máu cung cấp cho các tế bào xương.

Bên trong xương cứng là lớp xương xốp như bọt biển, chứa đầy tuỷ xương. MỘt số tuỷ xương là kho chứa mỡ, một số tuỷ xương khác thì sản xuất ra tế bào hồng huyết (hồng huyết cầu).

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình