Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Giống Nông nghiệp
Muốn nhân giống cây con theo lối ngâm cành phải làm thế nào?

Giâm cành là phương pháp dùng một đoạn của cành gọi là “hom” giâm cho ra rễ thành cây con. Sự thành công của một cành giâm phụ thuộc rất nhiều yếu tố như tình trạng dinh dưỡng của cây mẹ, tuổi của cành dâm, ẩm độ, nhiệt độ và bản chất của môi trường cắm hom.

Cành nên lây trên các cây mẹ tốt, tuổi từ 10-15 năm trở lại. Cây mẹ sống trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng thường cho hom ra rễ dễ hơn.

Hom lấy trên cành không quá già mà cũng không quá non, tốt nhất là lấy các cành đâm ra ở đợt gần nhất. Có đường kính từ 0,5 -1 cm (tùy loại).

Cành được cắt thành từng đoạn ngắn 10-30 cm để làm hom, mỗi hom có ít nhất 2-5 lá hau 2-3 mầm ngủ, chân hom được cắt theo một mặt nghiêng, có thể rạch thêm 2-4 đường dọc ở chân hom dài 0,5 cm để kích thích hom thành lập mô sẹo giúp ra rễ tốt.

Hom cắt xong nên xử lý với các chất kích thích ra rễ như IBA (Indole Butyic Acid), NAA (Naphthalence acetic acid) ở nồng độ từ 1000 – 2000 lít (tùy loại hom có gổ cứng hay mềm) bằng cách nhúm nhanh phần dưới của hom (khoảng 2,5 cm) trong 3-5 giây trước khi đưa vào bồn giâm, thường thì nồng độ của IBA chỉ bằng phân nữa hay ít hơn so với nồng đợ của NAA vì IBA kích thích ra rễ tốt hơn nhưng giá lại đắc hơn NAA. Để thuận tiện cho việc cắt hom cũng như chăm sóc, mỗi đơn vị bồn giâm nên xây dựng với kích thước 2 m chiều dài, chiều ngang 1,2-1,4 m, thành bồn giâm được xây dựng cao bằng hai hàng gạch và có chừa các rãnh thoát nước (trường hợp không xây bằng gạch có thể dùng ván hay vật liệu nhẹ xây dựng chung quanh cao khoảng 20-30 cm).

Đáy bồn hơi cao ở giữa và dốc về hai bên để dễ thoát nước. Đáy được lót một lớp đá cuội hay gạch vụn để nước dễ thấm xuống. Bồn được đổ đầy trấu dày khoảng 20 cm để làm môi trường cắm hom (có thể thay trấu bằng cát, tro trấu hay xơ dừa vụn). Dù làm bằng gì đi nữa thì bí quyết của sự thành công ở đây là môi trường phải đầy đủ ẩm độ (gần bảo hòa) nhưng không được úng nước), phải thoáng để hom có đầy đủ oxy cần thiết cho sự hình thành rễ. Để phòng trừ các loại côn trùng ăn phá rễ non và nhất là các loại mọt nhỏ khi dùng trấu làm môi trường, ta phải khử trùng môi trường bằng cách dùng formol 10% từới đều lên bồn giâm, xong lấy tấm nylon đậy kín lại trong 3 ngày để diệt trùng.

Hom phải đặt trong điều kiện ẩm tố đa, do đó bồn giâm phải có mái che và hệ thống phun sương. Mua hệ thống phun sương rất đắt tiền, trong điều kiện của ta có thể tự chế bằng cách dùng vòi của cần xịt thuốc trừ sâu nối với vòi nước máy để lấy áp suất cho nước phun, trường hợp không có nước máy thì dùng bơm hay dùng thùng phuy (200 lít) đặt ở vị trí cao để lấy áp suất. Có thể mở nước cho phun từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiếu (khoảng thời gian có nhiệt độ cao trong ngày) thời gian phun sương cần phải duy trì trong suốt quá trình hom ở trong bồn ngâm.

Khi cắm hom vào bồn nhớ cắm nghiêng một góc 45 độ, mắt cắt nghiêng quay xuống dưới để hom dễ ra rễ. Không nên cắm qua 1dày, khoảng 70-80 hom/ m2 là tốt

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình