Chúng ta làm thế nào để biết được những sự việc xảy ra ở thế giới xung quanh mình? Chúng ta dùng giác quan của bản thân. Thông qua các giác quan ấy, chúng ta có thể nhìn, nghe, sờ mó và nếm.
Nhưng có một số nhà khoa học lại cho rằng, con người có thể thu được thông tin mà không cần giác quan. Họ cho rằng trong đầu óc của con người còn có những năng lực mà chúng ta chưa biết, do đó con người có thể thu được những thông tin không hề thông qua các giác quan.
Loại "siêu giác quan" được gọi là esp. ý nghĩa của "siêu giác quan" là nằm ngoài các giác quan. Những nhà khoa học nghiên cứu chuyên đề này là những nhà tâm lý học. Lĩnh vực công tác đó được gọi là "Khoa học thiêng liêng". Điều mà môn khoa học này đề cập tới là: Với những sự việc đã xảy ra, có thể tồn tại những nguyên nhân phi vật chất.
Người ta tưởng tượng esp có ba dạng. Một thí dụ của dạng thứ nhất: một người hình như có thể hiểu được ý nghĩ trong đầu người khác. Dạng esp thứ hai được thuyết minh bằng việc sau: Một phụ nữ sống ở thành phố nọ mơ thấy con của bà ta sống ở thành phố khác bị thương trong một tai nạn. Ngày hôm sau bà ta nhận được tin con gái của mình bị xe quệt vào tối hôm trước.
Dạng thứ ba của esp là: con người có thể nhìn thấu tương lai và nắm được những việc sẽ xảy ra.
Chúng ta biết rằng một số sự việc như thế tựa như thực tế đã xảy ra, nhưng thường rất khó có sự ghi chép để đối chiếu, nếu những cái đó là thực. Ngoài ra, cũng có rất nhiều người tin tưởng vào điều đó mà không chịu ghi chép một cách chính xác những việc xảy ra trong thực tế.
Để chứng minh cho esp, một số nhà khoa học đã làm nhiều thí nghiệm, nhưng esp có tồn tại hay không, đối với phần lớn các nhà khoa học vẫn là một vấn đề chưa giải quyết |