Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Chúng ta cần phải ngủ bao nhiêu?

Mọi người đều biết, giấc ngủ rất quan trọng đối với chúng ta, bởi vì giấc ngủ có thể làm cho các cơ quan và tổ chức trong cơ thể chúng ta được khôi phục. Nhưng thực tế chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian?

Với đại đa số chúng ta, ngủ 8giờ/một ngày có lẽ là bình thường. Chúng ta còn biết. Có rất nhiều người hoàn toàn thích ứng với việc ngủ ít hơn, cũng có một số người thì cần ngủ nhiều hơn. Điều này phần lớn do phương thức sinh hoạt của chúng ta quyết định. Nhưng nói chung thì cần phải tuân theo một tiêu chuẩn có lợi là: chỉ cần sao cho ngủ tới mức cảm thấy thoải mái, sau khi tỉnh dậy trạng thái làm việc tốt nhất, thế là được.

Trên thực tế có hai loại giấc ngủ mang tính chất khác nhau: ngủ sâu và ngủ nông. Trong giấc ngủ nông, thân thể chúng ta không được nghỉ ngơi đầy đủ như trong giấc ngủ sâu, vì thế mà sau giấc ngủ nông 8 giờ đồng hồ chúng ta vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi. Nhưng, một giấc ngủ sâu ngắn ngủi lại có thể có cảm giác được nghỉ ngơi đầy đủ.

Hoàng đế Alexanderr – vua nước Maxêđônia cổ có thể ngủ say ngay mỗi khi ngủ. Một lần, vào buổi tối trước một chiến dịch quan trọng, ông thức lâu hơn bất kỳ người nào khác. Sau đó, ông quấn cái màn vào người và ngủ lăn trên mặt đất. Ông ngủ say đến nỗi không nghe thấy những âm thanh của quân đội đang chuẩn bị chiến đấu, các tướng lĩnh phải gọi ông tới ba lần để ra lệnh tấn công!

Thông thường, khi chúng ta vào giấc ngủ thì "trung khu ngủ" sẽ đóng chặt hệ thần kinh lại, do đó não và thân thể chúng ta đều bước vào trạng thái ngủ. Não làm cho chúng ta chẳng thiết làm việc gì nữa, còn thân thể thì làm cho cơ quan nội tạng và tứ chi của chúng ta bước vào trạng thái ngủ. Nhưng cũng có lúc chỉ có não ngủ mà thân thể không ngủ. Một người lính mệt mỏi có lúc có thể ngủ (não ngủ) mà vẫn tiếp tục hành quân, bởi vì thân thể của người đó chưa ngủ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình