Dùng mũi để ngửi một vật và thấy được mùi của nó…đối với chúng ta tựa như không có chuyện gì giản đơn hơn. Nhưng, xuất xứ của toàn bộ quá trình ngửi và mùi thì lại là một chuyện hết sức lôi thôi rắc rối.
So với các động vật khác thì cơ quan khứu giác của người kém phát triển nhất. Cơ quan khứu giác của người nằm ở trong mũi, ít ra thì đây cũng là nơi nhận các "thông tin" về khứu giác. Cơ quan này qua 1nhỏ. Mỗi một lỗ mũi chỉ vừa đủ cho một ngón tay đây lại! Trên thực tế cơ quan này là một niêm mạc chứa các tế bào thần kinh, niêm mạc bày bị các sợi thần kinh vây kín và được giữ ướt nhờ tuyến dịch. Một số lông nhỏ đi qua tế bào mọc ra khoang mũi.
Nhưng phía cuối các sợi lông nhỏ này bị lớp mỡ của tế bào bọc lại. Nếu như các sợi lông nhỏ này tách ra và trở nên khô thì năng lực khứu giác của chúng ta cũng hết. Khi thở bình thường, dòng không khí không tiếp xúc với khu vực khứu giác, do đó nếu chúng ta muốn ngửi cái gì thì phải dùng mũi. Làm như thế nào là đưa không khí vào vị trí chính xác.
Khi chúng ta ngửi một vật nào đó thì trước lúc chúng ta ngửi thấy mùi, trên thực tế chất đó đã hoà tan vào lớp mỡ bao quanh những chiếc lông nhỏ. Đó chính là nguyên nhân vì sao chúng ta phải tốn một chút thời gian mới "nhận được" khứu giác (tức là mùi). Đồng thời đây cũng là nguyên nhân vì sao những vật có mùi phải là những chất có tính bay hơi và phải là những chất có chứa dầu, bời vì chỉ có những chất đó mới có thể hoà tan trong lớp mỡ bao quanh các "lông khứu giác".
Một vật thể phát ra mùi gì là do loại phân tử nào đưa mùi đi quyết định. Vì thế mùi do hoá chất quyết định, còn mỗi loại mùi lại có công thức hoá học khác nhau. Chất đó có mùi kích thích cơ quan khứu giác của chúng ta chỉ chiếm một lượng hết sức nhỏ.
Trong não có một "trung khi mùi" nho nhỏ, nó nhận thông tin từ thần kinh trong mũi và bảo cho ta biết cái ngửi thấy là gì |