Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao chúng ta cần phải thở?

Chúng ta đều biết một cách bản năng rằng chúng ta cần phải thở. Nhưng vì sao sự hô hấp lại không thể thiếu với tất cả động vật và thực vật? Lý do hết sức đơn giản: chúng ta thông qua sự hô hấp (thở) để hút không khí vào. Trong không khí có ôxy, không có oxy thì không có sự sống.

So sánh chất khí chúng ta hít vào và chất khí thở ra thì thành phần đã thay đổi, Oxy chúng ta hút vào khi theo máu chảy trong thân thể sẽ bị tiêu hao mất một phần, đồng thời hàm lượng cacbonic và hơi nước trong chất khí thở ra tăng lên.

Thiên nhiên đã cung cấp liên tục cho sự hô hấp của chúng ta. Thực tế61 thì hàm lượng oxy và cacbonic chúng ta thải ra không khí hàng năm đều có biến đổi chút ít, đó là vì khí cacbonic chúng ta thải ra không khí lại được cây cỏ hấp thu. Dưới tác dụng của quá trình quang hợp, cây cỏ lại nhả ra oxy, và lại được chúng ta sử dụng.

Quá trình hô hấp chia làm hai phần: hô hấp ngoài và hô hấp trong. Khi chúng ta nhắc đến sự hô hấp thì mọi người thường nghĩ hô hấp ngoài. Hô hấp ngoài  gồm hai động tác hít khí vào và thở khí ra. Hít khí vào là chỉ sự hút không khí thông qua miệng hoặc mũi đưa vào bên trong cơ thể. Thở khí ra là thải chất khí ra ngoài cơ thể thông qua cũng những con đường ấy. Nhưng trong chất khí thải ra có chừng 1/5 oxy đã bị lượng cacbonic tương đương thay thế. Sự biến đổi này xảy ra ở phổi.

Hô hấp trong thì ngược lại với hô hấp ngoài, oxy trong không khí được hấp thu ở phổi rồi được các hồng huyết cầu trong máu mang tới các tổ chức trong thân thể. Trong các tổ chức đó, oxy đốt cháy một sản phẩm phân giải từ thức ăn, như thế thì thân thể chúng ta mới sử dụng được chúng. máu lại vận chuyển các chất phế thải do sự trao đổi chất sinh ra (như khí cacbonic và nước) từ các tổ chức đó đi. Những thứ đó được máu mang tới phổi, được thải theo khí thở ra.

Vì sự trao đối (oxy và khí cacbonic) xảy ra ở phổi và các tổ chức trong thân thể, cho nên cần phải có diện tích mặt ngoài rất lớn để hoàn thành quá trình tráo đổi. Thí dụ, diện tích bề mặt phía trong phổi người trưởng thành lớn tới hơn 30m2, nghĩa là lớn hơn tổng diện tích trần của một tầng trong căn nhà bình thường! Nhưng trong trường hợp bình thường, phần lớn các khu vực đều ở trạng thái chờ lệnh. Vì khi chúng ta lao động thì lượng oxy cần thiết sẽ bằng 8-10 lần lúc nghỉ ngơi; tới lúc này, cơ thể mới sử dụng hết mặt bên trong phổi. Nếu chúng ta cần nhiều oxy hơn thì sự hô hấp sẽ sâu hơn và nhanh hơn.

Động vật khác nhau thì lượng oxy khác nhay, do đó tần số hô hấp cũng không giống nhau.

Trẻ sơ sinh mỗi giây hô hấp  một lần, nhưng đến 15 tuổi thì giảm xuống mỗi phút 15 lần. Voi mỗi phút hô hấp 10 lần, chó 15 lần

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình