Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Cái gì đã làm tim đập không nghỉ?

Phần lớn chúng ta đều biết rằng trái tim là một cái  bơm. Nó thúc đẩy cho máu tuần hoàn khắp cơ thể, có như vậy người mới sống nổi.

Nhưng trái tim là cái bơm làm cho người ta hết sức ngạc nhiên! Mỗi một lần tim đập thì đẩy ra chừng 100 centimet khối máu (CC). Trong một ngày có chừng 10.000 lít máu bơm từ tim ra, chảy vào mạch máu. Tính trung bình trong một đời người, tim phải bơm ra 250.000.000 lít máu!

Mỗi ngày tim đập chừng 100.000 lần, bao gồm cơ tim giãn ra và co lại theo nhịp, một lần cơ tim co lại kéo dài chừng 1/8 giây. Cơ tim cứ lần lượt co lại và giãn ra, thời gian giãn ra và thời gian co lại gần như bằng nhau. Cho nên mỗi ngày tim có sáu giờ ở trạng thái nghỉ.

Bây giờ thì chúng ta biết rằng cái gọi là "tim đập" thực ra là một lần tim co lại và một lần giãn ra. Thời kỳ co lại thì máu bơm ra, thời kỳ giãn ra thì máu mới đi vào tim, nhưng phương thức co lại và giãn ra này không hề đơn giản nh7 em lần lượt nắm bàn tay lại và xoè bàn tay ra. Phương thức co lại của tim có cái giống như sóng dâng trào, bắt đầu từ phía dưới đáy của tim và kết thúc ở đỉnh tim.

Vậy thì cái gì đã làm cho tim đập không nghỉ? Loại xung động co lại và giãn ra này có nguồn gốc từ đâu? Nó tự động khởi động chăng? Đây là một trong những vấn đề của sinh vật học quyến rũ người ta nhất, trong đó có nhiều mặt cho đến nay vẫn là điều bí ẩn. Bây giờ em làm thí nghiệm lý thú mà người ta đã biết cách đây mấy trăm năm rồi!

Giả sử em lấy một quả trứng gà rồi cho ấp khỏng 26 giờ. sau đó em đập quả trứng ra, dùng kính phóng đại quan sát những tế bào sẽ phát dục thành tim gà con. Em thấy các tế bào này đang đập! Từ khi những tế bào này còn chưa biến thành trái tim, thế mà đã biết đập rồi.

Bây giờ giả sử em tách những tế bào đó ra, để cho chúng lớn lên trong cơ sở nuôi dưỡng, sau đó em cắt trái tim đang sinh trưởng đó thành sáu phần, thì mỗi phần đó vẫn tiếp tục đệp thêm một thời gian nữa! Giải thích hiện tượng này như thế nào đây? Xem ra điều chúng ta có thể nói chỉ là trong trái tim có một đặc tính tự động đập nào đó. Còn cái gì đã làm cho tim đập? Đây là một trong những bí mật của sự sống mà đến nay vẫn là một điều chưa sáng tỏ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình