Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Cái gì làm cho con mắt ta có màu?

Đôi mắt là một trong những bộ phận cơ thể thu hút sự chú ý của người khác. Con mắt chẳng khác gì chiếc máy ảnh. Nó gồm có: khe điều chỉnh ánh sáng có thể điều tiết, để cho tia sáng  lọt vào mắt (con ngươi); thấu kính có thể biến đổi độ dày để hội tụ tia sáng thành hình ảnh (thuỷ tinh thể), phim ảnh nhạy cảm với ánh sáng sùng để ghi chép hình ảnh (võng mạc).

Ở đây, ta sẽ không bàn về vấn đề "ta nhìn như thế nào" mà chỉ bàn về vấn đề cấu tạo của con mắt. Mắt có hình tròn, chỉ có phía trước (nơi cho tia sáng lọt vào) thì hơi lồi ra một chút. Phần lồi ra này gọi là giác mạc, nó trong suốt. Giác mạc làm biến đổi phương hướng của tia sáng chiếu vào con mắt, và còn có tác dụng bảo vệ con ngươi, do đó giác mạc rất nhạy cảm. Một hạt bụi nhỏ li ti hoặc một vật bẩn chạm vào giác mạc là nó cảm nhận được ngay, đòi hỏi ta phải tìm cách lấy hạt bụi ra.

"Cuộn phim" trong mắt tức là võng mạc. Nó gồm có mười lớp cực mỏng ở bênh trong con mắt. Hiện nay, ta đã hiểu rõ nguyên lý cửa lọt ánh sáng và "cuộn phim" cam quang.

Trong con mắt còn có mống mắt (hồng mạc), có những màu sắc khác nhau. Ở giữa mống mắt có một lỗ đen là con ngươi (đồng tử). Tia sáng đi qua con ngươi vào bên trong mắt, nó có thể điều chỉnh quang lượng của tia sáng đi vào. Nhân tiện nói thêm là, sở dĩ con ngươi có màu đen là do nó mở vào phía trong đen nghịt của con mắt.

Mống mắt điều chỉnh kích thương của con ngươi. Khi ánh sáng mạnh thì làm cho con ngươi co lại, chỉ còn là cái lỗ to bằng đầu kim, khi ánh sáng yếu thì nó mở to con ngươi. Thuỷ tinh thể có tính đàn hồi, khi nhìn xa hoặc nhìn gần, độ dày của nó thay đổi, có thể điều chỉnh. Sau khi đi qua thuỷ tinh thể, ánh sáng bị chuyển hướng, cho nên thuỷ tinh thể làm cho tia sáng  rơi vào võng mạc, cho nên thuỷ tinh thể làm cho tia sáng rơi vào võng mạc, hình thành hình ảnh.

Khi nhìn vào bên trong con mắt của người khác, ta thấy mắt có màu, đó là màu của mống mắt, vì trong các sợi của nó chứa sắc tố, dùng để bảo vệ mống mắt tránh tia sáng gây tổn thương. Sắc tố trong mống mắt tránh bị tia sáng gây tổn thương. Sắc tố trong mông mắt hầu như đầu ở phía sau mống mắt, còn phía trước mống mắt thì hầu như không có sắc tố nào. Vì phần trước của mống mắt rất trong suốt, tia sáng màu đỏ và màu vàng khi đi qua phần trước này sẽ bị hấp thu, vì thế tia sáng phản xạ từ phần chứa sắc tố xem ra có màu xanh lam. Sở dĩ mống mắt có màu xanh lam là do tia sáng bị phản xạ từ tầng sắc tố ở phía sau mống mắt.

Nếu phần trước của mống mắt không bao giờ tăng thêm sắc tố theo sự tăng trưởng tuổi tác, thì nó sẽ mãi mãi giữ màu lam suốt đời. Nhưng nếu sắc tố của phần trước mống mắt tăng thêm thì mống mắt sẽ trở nên có màu nâu

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình