Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Giống Nông nghiệp
Xin cho biết các giống dừa đang trồng ở ĐBSCL và đặc tính của mỗi giống?

 

Ở ĐBSCL, các giống dừa được trồng nhiều và phổ biến nhất để phục vụ cho công nghiệp chế biến dầu, xơ và gáo dừa hiện nay:

   1. Dừa ta: là nhóm được trồng nhiều nhất hiện nay. Căn cứ trên màu của vỏ trái, người ta phân biệt Ta xanh, Ta vàng. Dừa Ta có kích thướt trái trung bình, dạng trái có 3 khía rõ. Độ dày cơm từ 1,1 ~ 1,2 cm, số trung bình của buồng là từ 7 ~ 9 trái. Hàm lượng dầu khá cao (65%). Hiện đang được dùng để chế biến dầu, xơ và gáo dừa cho xuất khẩu, phẩm chất tốt không thua gì của các nước trồng nhiều trên thế giới như Philippines, Ấn Độ. Tuy nhiên, nhóm dừa ta có yếu điểm là không kháng được hai bệnh Cadang – Cadang (chết chết, tiếng Phi) và bệnh vàng héo chết (Leithai yellow).

   2. Dừa Dâu: Nhóm dừa lai giữa dừa cao và dừa lùn, cũng căn cứ trên màu vỏ ta có Dâu xanh, Dâu vàng, Dâu đỏ. Trái có cỡ hơi nhỏ hơn dừa Ta, dạng trái tròn, 3 khía không rõ. Buồng hơi dài, số trái trên buồng từ 15 ~ 20 trái, cơm dày 1cm, hàm lượng dầu cao nhất 66%. Dừa dâu có năng xuất cao nhất so với giống dừa khác. Nhược điểm là thân hơi mềm dể bị kiến vương và đuông tấn công. Nhóm dừa Dâu chưa được trồng phổ biến.

   3. Dừa Lửa: Cở trái trung bình đến hơi lớn, dạng trái tròn, buồng hoa và vỏ trái lúc còn nhỏ có màu đỏ đến đỏ nâu, bẹ lá màu vàng đến đỏ, trung bình 8 ~ 10 trái/buồng. Song lượng cơm dừa tương với dừa ta. Hàm lượng dầu 61%.

   Ngoài các giống có triển vọng cho công nghiệp nói trên, chúng ta còn các giống dừa để uống nước, ăn tươi hay để làm nguồn lai tạo như:

   4. Dừa Xiêm: ta có Xiêm xanh hay Xiêm đỏ. Trái nhỏ, buồng nhiều trái (19 ~20)trái / buồng). Trái có nước rất ngọt.

   5. Dừa Ẻo: Hay còn gọi là dừa Đùn vì buồng có rất nhiều trái (30 ~ 50). Dừa. Dừa Ẻo thuộc loại trái nhỏ nhất, nước rất ngọt. Dừa Ẻo có dùng làm nguồn lai tạo để lấy đặc tính cho nhiều trái.

   6. Dừa Dứa: Cỡ trái trung bình, số trái / buồng ít (3~ 4 trái) nước thơm mùi dứa.

   7. Dừa Sáp: Hay còn gọi là dừa đặc ruột, cơm dừa sền sệt đầy bên trong gáo, Trên buồng chỉ có một số một trái là đặc ruột, còn các trái khác thì bình thường. Khi nhân giống thì phải lấy trái bình thường đem ương để có cây con, nếu đem ương trái đặc ruột ương thì trai thối, không cho cây con.

   8. Dừa Bị: Trái thuộc cở to nhất, nhưng gáo lại nhỏ, mỏng cơm, tỉ lượng dầu thấp, số trái / buồng ít (2 ~ 3 trái).

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình