Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Khi nào các hồng cầu và bạch cầu sẽ chết?

Cả hồng cầu lẫn bạch cầu đều được hình thành trong tuỷ xương. Hồng cầu có dạng đĩa tròn hơi lõm ở giữa, đường kính khoảng 7,5 micron (1 micron =1/1.000 mm). Hồng cầu chứa hemoglobin tạo cho nó có sắc tố đỏ. Trong 1 mm3 máu có có 5 -6 triệu hồng cầu. Hồng cầu chỉ sống sót khoảng 120 ngày, các tế bào già và hư hại sẽ được lách và gan loại bỏ.

Bạch cầu không hẳn là có màu trắng mà hầu như trong suốt. Nó có thể thay đổi hình dạng, nhô ra các nếp gấp, hoặc các mũi nhọn giống như ngón tay, di chuyển bằng phình ra thóp vào và trườn như con amip. Bạch cầu có tuổi sống không đến một tuần.

Dữ kiện

Tính trung bình, cơ thể của một người lớn có khoảng 5 lít máu. Vào bất cứ lúc nào, khoảng 1.250 ml nằm trong các động mạch, 3.500 ml nằm trong các mao mạch. Các tế bào trong máu chảy qua mao mạch chỉ trong nửa giây đồng hồ trước khi chúng di chuyển vào các tĩnh mạch nhỏ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình