Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Chúng ta biết nói khi nào?

Khi không khí đi vào phổi, ta có thể dùng nó để tạo ra lời nói hoặc các âm thanh khác. Phần trên củ khí quản, từ hai bên thanh quản nhô ra hai nếp mô gọi là dây thanh âm để tạo thành một khe hẹp ngang qua đường thông khí. Những cơ trong thanh quản có thể kéo hai dây thanh âm lại với nhau để không khí đi qua khe hẹp làm cho chúng rung động và phát ra âm thanh. Khi hai dây thanh âm được kéo lại chặt hơn, chúng tạo ra âm thanh có âm vực cao. Khi hai dây thanh được nới lỏng, chúng tạo ra âm thanh có âm vực thấp.

Tất nhiên, khi thực sự biết nói, lời nói của ta phụ thuộc vào sự phát triển của não và khả năng bắt chước âm thanh mà ta nghe.

Dữ kiện

Lời nói là cách chủ yếu để giao tiếp. Nhưng đối với những người bị câm, họ học ngôn ngữ cử chỉ, trong đó hai bàn tay và các ngón tay được dùng để biểu thị các chữ cái và từ.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình