Trong cơ thể của tá có một loại mô gọi là mô liên kết. Loại mô này nối kết với bộ phận cơ thể lại với nhau. Tất cả các tế bào ở các mộ liên kết này đều có thể co lại. Ở một vài bộ phận trong cơ thể, những tế bào này có thể co lại một cách đặc biệt. Chính vì vậy nó biến thành tế bào cơ bắp. Ở những cơ phận này, các tế bào cơ bắp bị vận dụng liền liền nên chúng (các tế bào) tự nhân lênvà kết chặt với nhau tạo thành cơ trơn gồm nhiều sợi. Bắp thịt (bắp cơ) loại trơn có ở nhiều nơi trên cơ thể giúp cho nhiều cơ quan vận động được. Chẳng hạn bắp thịt làm cho mắt ta co lại, nở ra, bắp thịt điều hòa hơi thở của ta, bắp thịt làm cho ruột hoạt động.
Sợi của cá cơ trơn thì mạnh nhưng chậm. Bởi vậy khi cần một cử động nhanh, cơ thể đã phát triển các cơ trơn này thêm một bước nữa. Sợi của các bắp cơ trơn lịa phát triển cao thêm một bước nữa thành cơ vân. Trong cơ thể con người có 639 bắp cơ. Những bắp cơ cũng chính là “thịt” của cơ thể, y như miếng thịt bò tươi mà ta mua ở hàng thịt. Bắp cơ có đủ cỡ và đủ hình dạng. Một bắp cơ trùng bình bao gồm khoảng 10 triệu tế bào cơ. Và toàn cơ thể con người bao gồm khoảng 6 tỉ tỉ tế bào cơ. Mỗi sáu tỉ tỉ tế bào cơ này giống như một cổ máy, bao gồm 10 xi lanh xếp thành hàng. Những xi lanh là những cái hộp nhỏ chứa một thứ chất lỏng. Bắp cơ ca lại khi não ra lệnh cho những cái hộp nhỏ này. Chỉ trong vòng nhấp nháy, chất lỏng trong các hộp này động đặc lại rồi lập tức lại hoá lỏng. Chính sự biến đổi này khiến cho bắp cơ vận động.
Những bắp cơ duy nhất trong cơ thể mà ta có thể điều khiển được là những cơ vân. Những cơ trơn - chẳng hạn như cơ điều động sự tiêu hoá - vận động ngoài ý muốn của ta, nghĩa là ta không điều khiển được. Khi một bắp cơ bị kích động, nó vận hành rất nhanh. Chỉ trong 1/10 giây nó có thể co lại. Nhưng khi giãn ra nó cần thời gian lâu hơn và cũng phải có “lệnh” bắp cơ mới giãn ra. Và bắp cơ co giãn liên tục |