Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Tại sao dạ dày lại không bị tiêu hoá?

Câu hỏi: mọi thực phẩm chúng ta ăn vào dù là nhai kỹ, nuốt chậm hoặc là ăn như hùm, như sói, thậm chí ăn cả thịt sống, cá sống đều nhờ dạ dày tiêu hoá hết. Nhưng các bạn nhỏ à, có một điều rất lạ là tại sao bản thân dạ dày lại không bị tiêu hóa?

A-ở thành trong của dạ dày có niêm mạc tiết ra niêm dịch dùng bảo vệ, nên dạ dày không bị tiêu hoá đi.

B- chức năng của dạ dày là tiêu hoá thực phẩm; vì thế cho nên tế bào của tổ chức dạ dày không sợ dịch vị; do đó dạ dày không bị tiêu hoá cùng với thức ăn.

C- dịch vị của dạ dày chỉ có thể tiêu hoá thực phẩm. Bản thân dạ dày có thể tiết ra một lớp mỡ dày để phòng sự sâm thực của dịch vị.

Giải đáp: dạ dày là một bộ máy dạng túi do cơ bắp tạo thành. Thực phẩm sau khi được răng nghiền nát sẽ tiến vào dạ dày. Các cơ dạ dày bắt đầu co bóp, thành trong tiết ra dịch vị để làm nhiệm vụ tiêu hoá. Phía trong của dạ dày có một lớp niêm mạc, niêm mạc này tiết ra một lượng lớn niêm dịch. Niêm mạc và niêm dịch có thể bảo vệ dạ dày cho dù là dịch vị tăng lên, nhưng dạ dày vẫn không bị tiêu hoá.

Đáp án chính xác thuộc bạn a. Các bạn trẻ các bạn có thấy thú vị không? Thịt cá vào dạ dày điều bị tiêu hoá hết mà một cái túi mềm vẫn trơ trơ cùng năm tháng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình