Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Có phải đậu đũa có hai loại giống không? Đặc tính nhận dạng của chúng qua trái hạt?

Đậu đũa có hai loại: giống đậu đậu đũa cây và dây leo

Đậu đũa lùn (hay đậu đũa cây): thân sinh trưởng hữu hạn, không leo, trái ngắn 20 - 30 cm, thịt quả chắc, ăn ngon và sai trái. Đậu lùn thu hoạch ít lứa, năng suất  thấp, thời gian sinh trưởng từ 60 - 70 ngày. Giống hiệu sư tử “Lion seeds” chiều cao cây chỉ 50 - 60 cm, bắt đầu cho thu hoạch 50 - 60 ngày sau khi trồng, vỏ trái màu xanh nhạt, chiều dài trái 20 - 25 cm, đường kính trái trung bình 0,6 - 0,7 cm, hột đỏ, trọng lượng trái trung bình 15 - 18 g, chất lượng ngon, trồng quanh năm

Đậu đũa leo: thân sinh trưởng vô hạn, canh tác phài làm giàn. Trái dài 40 - 80 cm, thịt quả xốp, hột thưa, ăn nhạt hơn đậu lùn, thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày. Đậu leo có hai giống địa phương là giống móng chim, trái xanh đậm, chót đuôi trái có điểm tím, hột màu đem; giống kia có vỏ trái màu xanh nhạt, và hột màu trắng. Hiện nay trong sản xuất đa số trồng các giống mới cho năng suất  cao của công ty giống Miền Nam, Trang Nông

Hột giống gồm nhiều màu sắc khác nhau: hột màu trắng, nửa đỏ nửa trắng, hột đỏ chấm trắng, hột đen, nửa trắng nửa đen. Giống hột trắng có thân lá xanh hoàn toàn, giống hột màu cho cây có vết tím  nhiều hay ít trên thân lá. Các giống cho trái khác hau ở màu sắc trái, độ dài trái, vết tím đuôi trái và khẩu vị khi xào nấu. Giống hột trắng thích hợp trồng vụ đông - xuân và xuân - hè, trong khi vụ hè - thu và thu - đông giống hột đỏ, nửa đỏ và hột đen trồng phổ biến hơ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình