Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Tại sao máu có vị mặn?

Câu hỏi: khi ta nhổ răng sẽ có máu chảy ra trong miệng và có phải ta có cảm giác máu có vị mặn không? Vậy hãy nghĩ xem, nguyên nhân vì đâu mà máu lại măn?

A-vì cơ thể ta không thiếu muối, nhờ vào sự tuần hoàn của máu mới có thể đem muối lắng xuống ở dạ dày để đưa đi các bộ phận của cơ thể, vì thế cho nên máu có vị mặn.

B-hằng ngày chúng ta ăn thức ăn, trong đó bao giờ cũng có muối. Muối này sau khi nhập vào cơ thể có thể di chuyển cùng với máu làm cho máu mặn vậy.

C-tổ tiên của sinh vật sống trên lục địa từ cổ chí kim đều sinh trưởng ở biển rồi lên đất liền sống, mà nước biển có vị mặn, nên trong máu có vị mặn thì cũng chẳng có gì làm lạ.

Giải đáp: máu là một chất lỏng quí giá nhất trong cơ thể. Máu gồm có hai bộ phận, đó là tế bào máu và huyết tương. Trong huyết tương có đến 90% là nước, còn lại 8% là các chất tan trong huyết tương trong đó gồm có muối vô cơ. Sự tuần hoàn của máu sẽ dẫn muối vô cơ trong thực phẩm  mà chúng ta ăn vào, đi khắp cơ thể. Vì thế cho nên, chỉ cần bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể ta bị chảy máu là có máu mặn đi ra.

Đáp án chính xác thuộc về hai bạn a và b. Bạn đoán có đúng không? Hãy tiếp tục cố gắn nhé!

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình