Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Dạ dày thường xuyên tiết ra nhiều axit và men pepsin để tiêu hoá chất protein (thịt, cá…). Bản thân dạ dày cũng cấu tạo bởi protein, vậy vì sao nó không chịu tác dụng phân giải của axit và pepsin.

Đúng là dạ dày có các tế bào viền thường xuyên bài tiết ra axit clohydric (HCl) làm cho dịch vị của dạ dày có tính axit rất cao (pH = 1). Ở đây và thân dạ dày còn có các tế bào gọi là tế bào chính thường xuyên tiết ra các loại men tiêu hoá chưa hoạt động gọi là pepsinôgen. Nhờ có HCl do dạ dày sinh ra mà pepsinôgen chuyển thành men tiêu hoá pepsin. Pepsin hoạt động phân huỷ prôtein thích hợp nhất ở pH = 1,8 – 3,5. Sở dĩ thành dạ dày được bảo vệ chặt chẽ là do có một lớp chất nhày che chở. Các chất này được sinh ra ở môn vị và tâm vị và ngoài tác dụng bao bọc thành dạ dày, nó còn giúp cho thức ăn được bôi trơn để chuyển được dễ dàng, nhanh chóng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình