Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Mắt nhìn được màu bằng cách nào ?

Trong võng mạc có một lớp các tế bào hình nón và tế bào hình que. Các tế bào này mang các chất màu, phản ứng khi ánh sáng đập vào chúng, làm kích hoạt một xung lực thần kinh. Các tế bào hình que thon mảnh, có chức năng làm cho mắt nhìn được màu đen và trắng. Chúng hoạt động ngay cả khi ánh sáng rất yếu, nhìn một vật trong bóng màu xám.

Các tế bào hình nón làm cho mắt nhìn được các màu khác. Chúng mang các chất cảm quang, phản ứng với ánh sáng có màu đỏ, vàng - lục hoặc xanh dương  - tím . Cùng với hình ảnh tạo ra từ các tế bào hình que, các tế bào hình nón sẽ cho ra hình ảnh hoàn chỉnh mà mắt nhìn được .

Các tế bào hình nón chỉ hoạt động trong ánh sáng mạnh, chính vì vậy mà màu rất khó nhìn trong ánh sáng mờ nhạt. Mỗi mắt có 125 triệu tế bào hình que và 7 triệu tế bào hình nón.

Dữ kiện:

Các tế bào hình que và tế bào hình nón nằm khuất trong võng mạc. Chúng được nối với các dây thần kinh để truyền thông tin khi có ánh sáng đập vào. Chúng được tổ chức giống như một mạng lưới dây điện

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình