Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Trong các giống nhãn trồng tại miền Nam, có cần thiết phải xử lý ra hoa không?

Nhìn chung, một giống nhãn của miền Bắc (nhãn lồng Hưng Yên) hoặc Bắc Thái Lan (Edor) trồng tại các tỉnh phía Nam thường rất khó ra hoa (dù có xử lý hay không) do điều kiện thời tiết không đủ thời gian và nhiệt độ lạnh tiếp nối đợt ấm áp để cây ra hoa. Vì vậy, các giống này khó thể phát triển ở miền Nam.

Các giống nhãn thông thường trồng tại miền Nam được chia làm 3 nhóm, có đặc điểm khác nhau:

- Nhóm nhãn Long (gồm cả nhãn Super): Dễ ra hoa tự nhiên từ năm thứ 3 – 7, chỉ cần xén tỉa cành (chừa 3 cặp lá kép), tạo tán và bón phân là cây đã ra hoa. Từ năm thứ 8 trở đi phải khấc nhánh (tương tự như ở nhãn Tiêu da bò, nhưng vết khấc chỉ rộng 1-2 mm) cây mới ra hoa. Nhờ ra hoa nhanh, trái phát triển mau từ khi xén cành đến thu hoạch chỉ cần 5-5,5 tháng, nhà vườn có thể trồng 2 vụ/năm dễ dàng.

- Nhóm nhãn Tiêu da bò (kể cả tiêu lá bầu): Cần phải xử lý ra hoa bằng cách khấc cành để cây ra hoa được nhiều và tập trung, vì nhóm nhãn này rất khó ra hoa tự nhiên. Dù tốn công, biện pháp xử lý ra hoa giúp nhà vườn điều khiển được mùa vụ theo ý muốn, tuỳ tình hình giá cả của thị trường trái cây

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình