Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Tại sao con người lại nổi da gà?

Khi da bị không khí lạnh kích thích, các tế bào cảm giác dưới da sẽ lập tức truền tín hiệu lên đại não và làm cho người ta cảm thấy lạnh; các cơ dưới lỗ chân lông sẽ co lại làm cho l6ng dựng đứng. Lúc này, bề mặt da trở nên rất kín và hình thành lên một bức tường bảo vệ, đề phòng nhiệt độ trong cơ thể bị thoát ra ngoài.

Khi các cơ ở dưới lỗ chân lông co lại sẽ kéo theo chân lông; muốn để lông dựng đứng, một phần da sẽ bị kéo lên trên hình thành một khối nhỏ khiến da người khi đó trông như da gà đã bị vặt trụi lông vậy, vì thế, người ta mới gọi hiện tượng đó là nổi da gà. Con người không chỉ nổi da gà khi gặp lạnh mà khi nghe thấy những âm thanh chói tai, khi nhìn tấhy những khung cảnh đáng sợ… lông cũng dựng đứng lên và nổi da gà.

Hiện tượng nổi da gà là một trong những khả năng tự vệ của động vật có lông. Khi gặp lạnh, những chiếc lông mềm sẽ dựng lên để chống lại và giữ nhiệt. Loài vượn- tổ tiên của loài người cũng là loài vật toàn thân phủ đầy lông, tuy trong quá trình tiến hoá, những lớp lông đã bị suy thoái dần nhưng khả năng tự bảo vệ bằng nổi da gà vẫn còn được giữ lại

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình